Chủ Nhật, tháng 1 29, 2012

Hồi ức

Hồi ức
Tặng bố
Ngõ xưa, những cây như già hơn,
Những tia nắng trở về trầm mặc,
Trong nhà mình thêm nhiều đứa trẻ
Số một không phải là con.
Mỗi mùa xuân bố đợi cửa nhiều hơn,
Để biết con đang về trên ngõ nhỏ,
Cây mai trắng những nỗi niềm muốn tỏ,
Tuổi mới theo về, nếp nhăn lại sâu hơn
Tuổi đã cao nhưng mắt thật tinh tường,
Vẫn nhớ hết những chuyện xưa chuyện mới,
Bố đã đón bảy mươi mùa xuân,
Cho con đi qua tuổi thơ ấm áp,
Cho con mái nhà là nơi xum họp
Nơi đánh rơi nước mắt, nụ cười.
Ngõ xưa, con như bước vào tuổi thơ,
Bố như trở về tuổi thanh niên phơi phới,
Đất quê mình vẫn rừng thông đầy gió,
Hoa đào nở hồng trong sương trắng mênh mang.
Những vần thơ con viết vội mùa đông,
Bếp than hồng đưa con qua mùa lạnh.
Bàn tay bố, vết đồi mồi lốm đốm,
Vẫn trồng hoa, đơm sắc cuộc đời.

Sa Pa, tháng 1/2012
Nguyễn Lê Hằng





Đầu xuân

Đi hái lộc mùa xuân,
Chồi trên cây xanh biếc,
Tiếng đàn chim ríu rít,
Lễ hội vào mùa xuân.

Con trâu đi xuống đồng,
Bừa lên thớ đất nâu,
Nhựa xuân căng sức trẻ,
Hoa mùa kết trái non.

Em vào hội mùa xuân,
Quả còn căng tay ném,
Cây nêu trong ngày hội,
Để nên duyên hẹn hò.

Đi vào mùa lễ hội
Rộn ràng tiếng cười vui,
Xuống đồng mong no ấm,
Mong may mắn bình an....

Nguyễn Lê Hằng



Chủ Nhật, tháng 1 15, 2012

Ngày mới








Ánh nắng đọng trên cây
Sương mù bay trên núi,
Từng đám mây lãng đãng
Chào ngày mới cùng em

Xúng xính váy thổ cẩm,
Chiếc gùi đi chợ phiên
Từng bông hoa chuối đỏ,
Đứng ven đường làm duyên

Hoa đáo hé nụ xuân
Theo chàng trai đi chợ,
Những con đường ven núi,
Chợ hoa họp mùa xuân

Ngày mới em xuống núi,
Tựa vào bờ vai anh,
Khèn lá rơi dìu dặt
Đón mùa xuân vùng cao

Nguyễn Lê Hằng - tháng 1- xuân Nhâm thìn

Thứ Ba, tháng 1 10, 2012

Thơ:Kẻ thứ ba

Thành phố đã lên đèn,
Lỗi hẹn em và con,
Anh là người dối trá,
Lọc lừa trái tim em.
Hẹn hò qua tin nhắn,
Kẻ đánh cắp tình yêu,
Ngày thứ bảy hờ hững
Trốn cả vợ và con
Những yêu thương, giận hờn.
Cho người ta vụng trộm.
Kẻ thứ ba hoan hỉ,
Nhặt tình cảm của em,



Thứ Hai, tháng 1 09, 2012

Hoa chào xuân





Cứ mỗi độ xuân về sắc hoa này lại đỏ lên bồi hồi bên góc phố. Sắc hoa làm đẹp thị trấn Sa Pa thơ mộng và làm trái tim xao xuyến. Sắc hoa chạm nỗi nhớ mùa xuân, mùa đông nỗi buồn tĩnh lặng


Hoa quỳnh làm tôi thấy mình ỡ buồn hơn,bởi tôi đang thấy mình rất buồn

Truyện

Chiếc áo rách cuộc đời.

Tôi cố sức mặc chiếc áo đã buột mất chỉ, chiếc áo theo đà rách bươm. Tôi là một gã điên, lành lặn và rách rưới là giống nhau hết, lên mặc vào người cốt có vải là được, tôi nhắm mắt lại kệ lũ trẻ con đằng sau hò hét tôi vẫn vui vẻ đi.
- Ê, lão điên. Một thằng điên.
- Lão điên, một lão điên như tôi có thứ hạng hắn hoi, điên mà tỉnh mới lạ, tôi có con cháu đàng hoàng, nhưng tôi không có nơi tá túc, chúng giằng co nuôi dưỡng tôi và cho tôi ra đường, tôi cắp chút quần áo ít ỏi mà đứa con cả quẳng ra: Bố sang chú út ít bữa con tổ chức tiệc xong thì sẽ đón bố về;
- Thằng út mở cửa, khi hắn bấm chuông, thấy lão, nó rít lên qua hai kẻ răng, đã đến ngày đâu mà bố lại tới đây, để tết xong thì bố hãy về nhà con. Nó ném cho lão mớ tiền lẻ lấy tiền đi đường rồi đóng sầm cửa lại, lão giật mình đến cái thụp, lão ngồi bệt trước thềm cửa ngôi nhà lững lững như ôm lẫy cái thân thể bé bỏng tiều tụy của lão, từ hai khóe mắt của lão ứa ra những giọt nước mắt cuộc đời, lão lê bước và lão hiểu lão sẽ bắt đầu cuộc đời của gã ăn mày từ ngày hôm nay, lão biết lão chẳng còn đường về khi nghe mấy đứa con nịnh nọt bán hết đất ở quê ra thành ở với chúng và bây giờ lão chỉ biết nuốt nổi tủi cực vào trong bụng, tiếng cô bé con lanh lảnh cất lên, ê chúng mày ơi lão điên, lão như khựng lại bởi giọng đó chính là của cháu gái lão, đứa cháu mà lão ôm ấp trong lòng, lão định quay lại nhưng lão khựng lại bởi ánh mắt của nó vừa sợ sệt, vừa xa lạ, nó nhìn lão và lại gần giúi vào tay lão mấy nghìn tiền lẻ rồi chạy vụt theo chúng bạn, lão quay mặt đi, lão khóc, lão còn nghe thấy đứa bé nói:
- Khổ thật, tết đến nơi rồi mà lão không có chỗ về, ông ấy chỉ bằng tuổi ông tớ thôi.
- Lão bỏ chạy thật nhanh, chiếc khi chạy lão còn gọi tên đứa cháu gái...
- Lão dừng lại chiếc ngôi nhà cổng xanh có giàn hoa giấy đỏ, lão cứ ngó vô mà cánh cửa đóng im  ỉm, đến giờ này con gái lão vẫn đi làm ruộng chưa về, lão ngồi bệt xuống đợi.
- Tiếng chiếc xe đạp lách cách, tiếng đứa cháu và mẹ ríu rít, đứa bé kể chuyện cho mẹ nghe về gặp ông điên trên phố, ông điên mà như không điên, ông điên biết tên con.
- Thế con gặp ông điên ở đâu, trên phố mẹ ạ...
- Trên phố, ừ bây giờ nhiều người điên lắm con ạ.
- Bác gọi điện bảo mẹ ông về nhà mình ở, mẹ vui quá, tết này nhà mình có thêm ông con ạ.
- Nhưng sao ông chưa về?
- Mẹ thấy rất lạ, các bác bảo ông đi được một tuần rồi, mẹ phải đi tìm ông thôi. Đón ông về đây ở bố và mẹ bàn với nhau rồi
- Nhà mình nghèo thế này chắc gì ông đã ở, ông lại đi đâu đó chơi thôi mẹ ạ.
- Lão điên ngồi khóc, lão khóc vì biết vẫn còn có chỗ dung thân, cái chỗ mà lão cho rằng con gái là đô vô tích sự, đẻ ra thừa cơm ấy nó lại biết nghĩ cho lão một chốn để nương thân lúc già. Cái chỗ cho lão một tuổi già không cô độc. 
- Lão thất thểu bước từng bước khó nhọc gọi tên con gái lão.
- Cánh cổng mở toang.
Ngôi nhà nhỏ, đơn xơ đầm ấm tiếng nói cười ríu rít,
lão bước ra đường bách bộ, ít ai biết rằng đã có lúc lão là một gã điên trong cuộc đời này.
Nguyễn Lê Hằng





Chuyện vui

Chuyên viên đại ngu đần

Mỗi khi cuối năm tới tôi lại tuyệt vọng hơn một chút, mỗi lần như vậy trên trán lại hằn thêm những vết nhăn trên trán và người ta bảo đi qua 36 mùa xuân của cuộc đời rồi tôi vẫn còn đỏng đảnh như trẻ con vậy.
Tôi ngồi trầm tư trước những trang viết, trước mỗi số phận con người, ngoài trời mưa xuân đang rơi, những cơn mưa báo hiệu những điểm lành thúc giục tôi hãy sống bằng niềm tin sót lại, tôi lại sống bằng niềm tin sót lại, niềm tin được nhen lên trong cái lạnh mùa đông, được ủ ấm bằng cái lạnh 1 độ tê buốt từng thớ thịt, cái lạnh của năm mới, trên bầu trời xam xám. Con chó Vai ô của tôi lũn cũn chạy theo chủ, nó mặc bộ trang phục trắng muốt như tuyết, những đóm đen vô hình trên người nó như trêu người thách thức tôi, tôi cù vào nách nó nó lăn ra nền nhà đuôi ngoáy tít thò lò cái lưỡi thè ra nịnh chủ, tôi còn được nó nịnh nghĩa là vẫn nên có niềm tin, niềm tin ở một con chó mãnh liệt hơn, mắt nó ngời sáng đợi tôi thưởng phần thưởng giản đơn thôi một miếng thịt, nó cắp đi và vui vẻ ra mặt. Con tôi ngôi đợi phần thưởng của cuộc đời, không có, lặng im một năm làm việc quần quần không khen thưởng, tôi tự thắc mắc với lòng một năm tôi làm việc vì cơ quan, làm hết sức mình, hào hứng làm cả vào ngày nghỉ, nhưng việc khen thưởng được cất kỹ, người ta bảo khen thưởng phải chọn lọc, ai tiêu biểu thì được khen, lạo không có tóc như tôi cứ ngôi đợi đến già một ngày nào đó sẽ được khen thưởng. Anh tổ chức đi qua nhìn tôi cười cười, nói nói, làm việc đi cứ cẫm đầu cẫn cũi như Cô Mỵ để sang năm anh để mắt choanh dành cho cô cái danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, tôi hãi quá hãi quá, nếu cứ phải làm việc tốc độ của năm con Trâu cày sâu, cuốc bẫm nhưng rồi chả ra cái chó gì như thế này thì sợ quá, phấn khởi quá. Năm rồng , thì rồng bay phượng múa, cứ lẻo mép khéo lại hay.
Tôi ước mình chỉ có một nhúm công việc, họ bảo anh công chức nhàn rỗi suốt ngày pha chè, buôn dưa lê, tán dóc, còn tôi ước mình sẽ là ai được ngồi tán chuyện buôi dưa lê, được làm một chuyên viên đại ngu đần để đỡ bị giao việc. Việc họ giao tôi bảo năng lực của tôi là yếu kém không làm được nhưng vẫn phải cho tham mưu giao việc, chúng tôi và đại diện tôi là chuyên viên ngu đần còn sót lại, một đứa ngu đần đại diện cho phái chuyên viên thấp cổ bé họng được làm việc đầu tắt mặt tối cả năm, tham mưu hết việc này đến việc khác, có cuộc thi nào đó được phát động, lãnh đạo lại động viên tham gia đi cho có phong trào, nhưng đi thi về có giải cũng chỉ là kẻ bé họng bóp cổ cái chẳng nói được lên câu, nên phong trào cứ tham gia, việc làm cứ làm... lúc khen thưởng thì anh A, chị B mới là xuất sắc... Có khách đến chơi nhà nói chuyện ra chuyện vào lãnh đạo bảo: anh em khá giỏi đi hết rồi... tôi cắm mặt xuống đúng là các chuyên viên đại ngu đần như tôi bây giờ đi xin việc nơi khác thật khó khăn, có bỏ việc ra ngoài mà làm thì may ra mới cởi bỏ được mác chuyên viên đại ngu đần, chuyên viên ít việc mà chẳng có thời gian buôn dưa cà lang thang lướt oét. Đời lắm chuyện ngang trái, mong ước ít việc để làm việc riêng thì càng không có, tổng kết cuối năm mọi người hỉ hả bước lên bục vinh quang nhận danh hiệu khen thưởng còn những đại ngu đần như tôi lại cặm cụi tiếp diễn công việc chỉ có người đần mới được giao.
Được thực hiện công việc khi đi làm là hãnh diện đấy, lãnh đạo bảo thế, còn hơn những kẻ ngôi lê muốn được giao việc mà tôi có giao đâu, tôi buồn quá muốn phát khóc lên vì tôi mong ước đừng giao việc cho tôi thì càng tốt, với mức việc hiện nay tôi đang phải ngoi ngóp thở, thở bằng cả thời gian nhàn rỗi của chính mình, mức lương bằng kẻ nhàn rỗi, ít việc, có thời gian rảnh để chơi thì thà tôi ước được thế thì hơn. Năm mới đến tôi cho mình điều ước: Ước không có việc mới được giao, ước việc của mình chia cho người khác, ước ngồi chơi để có thời gian mà rảnh rỗi bán hàng lê la nâng cao thu nhập bằng tài lẻ, chỉ ước thế thôi nhưng có lẽ biết trước đáp án là không thể có.
Nguyễn Lê Hằng

Chủ Nhật, tháng 1 08, 2012

Hoa

Hoa đèn lồng sa pa

Chùm hoa này tôi chụp ở Sa Pa, những lần về thăm quê của mình:






Thơ

Thứ sáu, ngày 09 tháng mười hai năm 2011

Lang thang

Gửi người tôi yêu, người đang cùng tôi đi trên phố, đi trong mọi ngóc ngách cuộc đời

lang thang trên phố mưa,
tìm lại chính tôi trong tiếng gió,
giọt cà phê rơi, ơi người thương nhớ,
chiếc lá bàng đỏ xuống cuối đông,

lang thang qua con đường bình yên,
ánh mắt nào của người xưa đọng lại,
nụ hôn vơi đầy nỗi nhớ,
cà phê từng giọt tan rơi...

lang thang vào dĩ vãng cùng anh,
quán cà phê, mình vào ngồi hóng gió,
đêm lập lòe ánh đèn to nhỏ,
thì thầm tiếng nói cười tan góc phố đêm

lang thang 12 giờ đêm trên phố,
tận hưởng mùa đông trong giọt mưa phùn
lang thang cùng anh tìm lại miền ngủ quên tuổi trẻ
để thấy mình vẫn nhung nhớ, hờn ghen

Hoa phượng

Hoa phượng

Đỏ mùa hè hoe mắt trẻ,
Lá phượng,
rơi sân trường
nhớ tháng năm

Phượng trốn trong góc phố,
Phượng chín đỏ sân trường,

Em thanh tao mười sáu,
giấu nỗi buồn
phượng rơi

Phượng hồng lên góc phố,
sắc đỏ cứ bồi hồi

Cứ mỗi khi hoa phượng nở, tôi lại nhớ lần đầu tiên tôi gặp sắc hoa phượng trên phố, vì quê tôi không có hoa phượng và tôi tò mò ngắm những bông phượng nở...tôi đã chụp những bông phượng trên ngôi trường con trai tôi học và ai đó tình cờ ghé thăm hãy cùng tôi ghé thăm hoa phượng nở nhé.


tản văn

Tản văn: Nơi mùa đông đi qua

Trước cửa nhà tôi có những cây bàng đỏ rực lá, những cây bàng thi nhau mặc áo mới khi thu qua đông về và khi lá chuyển đỏ thì mùa đông cũng như sắp chia xa. Chỉ còn vài chiếc lá đỏ trên thân cây bàng trước ngõ như xắp vơ vẩn đi xa khiến tôi òa lên khóc, tôi khóc vì mùa đông của tôi sẽ đi qua, ừ tôi yêu mùa đông, mùa đông có chiếc áo cây bàng đỏ rực đường phố, có những chiếc lá xô nghiêng con đường nhỏ và có cái lạnh tê người, có cái phảng phất của mùi hương hoa sữa tháng 10 nơi góc phố.
Nghe thấy mùa đông đến, tôi trở về quê hương nhìn dáng vẻ trầm mặc cổ kính của ngôi nhà thờ cổ Sa Pa, nghe tiếng chuông trong chiều lạnh buốt giá, ngắm bức tường có vệt rêu đỏ loang lổ, thị trấn đã đổi thay như hơi thở cuộc sống, một đô thị hiện đại đang mọc lên, một thành phố nhỏ chìm trong sương trắng, thành phố của tôi chuyển động theo ánh nắng mọc lên từ mùa đông, cơn gió Ô Quý Hồ chuyển từng làn mây trắng đọng nhẹ trên những dãy núi phía mờ xa, từng khu nhà lẩn khuất trong sương và khi leo lên núi tôi cứ như đang được cưỡi mây đi vào thị trấn.
Trong sự lạnh giá và già cỗi của cây cối có những mầm xanh đang nghiêng ngó đợi thời gian lấp ló đầu cành, cây đỗ trọng trước ngõ rụng lá xuống sân, trơ lại thân mình khẳng khiu. Bố tôi đã già đứng trước ngõ nhìn ra phía dãy núi Hàm Rồng trước mắt đợi tôi trở về cầm bàn tay như khi tôi còn nhỏ, mỗi khi bố điện thoại tôi lại hẹn trở về thăm mùa đông cùng bố, nơi kỷ niệm tuổi thơ rất ngọt ngào của riêng tôi. Mùa đông không lạnh vì có bàn tay ấm của bố, có những buổi bố cõng tôi đi trên con đường nhỏ đưa tôi đi qua bao mùa đông miền núi.
Dãy núi Hàm Rồng ở sát ngay Thị trấn nơi gắn bó với sự trưởng thành và lớn lên của tôi, nhà tôi ở ven núi giờ đây với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đẹp với muôn sắc hoa rực rỡ. Sa Pa xưa không trở lại, vì bố đã già tôi đã lớn, đó là quy luật của thời gian, một Sa Pa hoang sơ với nhiều loài hoa rừng khoe sắc đã thay đổi bằng dáng hình của một thành phố, những cây hoa rừng vào mùa đông vẫn còn đâu đó trong dãy núi, vẫn còn cây hoa hồng bốn mùa, hoa thược dược trước ngõ, nhưng những thung lũng trồng hoa như Hoa hồng đỏ, hồng trắng, hoa địa lan, phong lan, hoa đèn lồng, phong nữ thảo, cẩm tú cầu… dưới bàn tay nâng niu chăm sóc của con người đang ngày đêm tỏa hương, khoe sắc, tôn thêm vẻ lãng mạn cho thành phố trong sương.  Trong các loài hoa được trồng ở Sa Pa, đứng đầu danh sách về diện tích và sản lượng phải kể đến hoa hồng. Hoa hồng không những được trồng ở thị trấn mà còn lan vào các thung lũng rộng, leo lên triền đồi và thậm chí cả những ruộng bậc thang uốn lượn tít tắp ở các xã San Sả Hồ, Tả Phìn, Sa Pả,... tạo thành những cánh đồng, thung lũng hoa rực rỡ.
Các lễ hội ở Sa Pa được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở chủ động quan tâm chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả như: Hội xòe dân tộc Tày (Thanh Phú), Hội hát Then dân tộc Tày (Bản Hồ, Hội hát giao duyên dân tộc Dao (Tả Phìn), Hội Gầu Tào dân tộc Mông (San Sả Hồ), Hội xuống đồng dân tộc Giáy (Tả Van). Ngoài ra, hàng năm trên địa bàn huyện còn tổ chức các lễ hội như: "Lễ hội trên mây", "Lễ hội hoa đăng"...
Sa Pa bây giờ đã là một khu du lịch có nhiều lợi thế để phát triển, trong đó có thế mạnh về du lịch, nhất là du lịch bản làng, số lượng nhà nghỉ, khách sạn ngày một phát triển.
Trước Sa Pa mới mẻ này, tôi phải đi kiếm tìm lại những thân quen,  chuyện như chỉ vừa xẩy ra từ trong giấc mơ ngày hôm qua mà đưa tôi đi qua bao giấc mơ cuộc đời, bởi sự đổi thay này đã làm nên bao nhiều số phận con người, nhiều ngôi nhà mới, con đường mới... đã đổi thay quê hương tôi. Tôi không bắt đền được ai, trái tim như đập nhanh hơn, niềm vui như ùa đến, vậy là sự đổi thay của mảnh đất quê mình đã làm đời sống của nhân dân ngày một no ấm.
Sự thật là trái tim tôi đang hạnh phúc, tôi biết điểm đến của bốn mùa và mua đông Sa Pa là khúc nhạc riêng để tôi biết nhưng mùa đi qua mang cho tôi những cảm nhận mới và hạnh phúc.
Gió đi qua ngôi nhà tôi ở và những giây phút trở về tôi thấy mình thật bé nhỏ trước thiên nhiên và sự đổi thay của quê hương mình.

Nguyễn Lê Hằng

ảnh của bé

ảnh đẹp của bé


Hai cu tý đáng yêu trong công viên Nhạc Sơn Lào Cai

Tản văn

Vạt nắng mùa đông

Vạt nắng mùa đông mang đi cái lạnh vừa đến theo cơn gió mùa đông bắc, Bản tin dự báo thời tiết lại thông báo một cơn gió mùa đông đang tới.
Một cơn mưa lướt qua mắt tôi, mưa từng đoạn trên đường, tám giờ nắng ùa đến bên ô cửa sổ. Khu đô thị mới Lào Cai với những nhà hợp khối nằm ven Đại lộ Trần Hưng Đạo, thành phố Lào Cai. 
Tôi đi ra phố bắt đầu một ngày mới cho mình, những chiếc xe ô tô chưa có biển phóng như bay trên đại lộ, những chiếc xe máy trên làn đường cùng chiều đông ngột ngạt, giờ bắt đầu của ngày bao giờ cũng thế.
Theo con đường Đại lộ đẹp nhất thành phố tôi thẳng tiến, ra ven đô để tìm hiểu cuộc sống của nhà nông, bước đi trên con đường chưa được bê tông hay nhựa hóa của phường Xuân Tăng, chiếc xe máy như con ngựa non mon men trên con đường sau cơn mưa trơn ướt, từng bước nhẫn nại để đi tới đích, giữa một đô thị đang phát triển, Phường Xuân Tăng là phường duy nhất của thành phố Lào Cai chưa có một mét đường nhựa, đời sống của người dân phát triển thuần nông.
Đang đi, tôi phải dừng lại ở ven đường trong đầu thoáng lên câu hỏi:  vì sợ lạc đường, tôi hỏi một người trên đường đây là con đường ở xã nào? – xã ư anh nhìn tôi nghi hoặc, ở đây không có xã mà chỉ có phường. Tôi cười xuê xoa để giấu đi câu hỏi nhầm lẫn của mình. Ừ đúng rồi, một phương đang phát triển với những con đường đang mở và những khu tái định cư cho nhiều hộ dân ở đây chính là một bài toán mới đối với người nông dân, bài toán làm kinh tế theo kiểu mới.
Nhà nông chỉ có vụ mùa, vụ trồng mầu, vụ trồng lúa, một nắng hai sương kiếm sống. Tôi nhớ câu chuyện của một Bà lão nông dân kể, cả đời làm nông dân cày đường nhựa của bà suốt ngày hai cái sọt buôn đủ thứ, bưởi, na, hồng, chuối... mùa nào thứ ấy để nuôi 6 đứa con cả trai lẫn gái. Ruộng không có, con bà cũng đi buôn thúng bán mẹt kiếm cơm qua ngày. Trình độ văn hóa, học vấn không có, khi có cháu gọi bà bằng bà muốn đi học lớp trung cấp bà cũng thấy khó khăn phải cho cháu nghỉ học đi kiếm sống. Khi nông thôn và thành thị phát triển xóa nhòa ranh giới, là sự chuyển đổi nghề cho hợp cảnh, hợp với sự phát triển của đô thị nói chung, những nghề thủ công phát triển, nghề trồng cấy trở thành chuyên nghiệp, người nông dân lại phải có thêm trình độ để hóa chuyển cuộc sống của mình.
Tôi lại quay về khu phố của mình giữa lòng thành phố, nghe câu chuyện người phụ nữ bị bệnh tim nặng nhà ở trên đồi cao phường bắc Cương có cô con gái học rất giỏi ở trường Lê Quý Đôn, chị ngày ngày đi lấy nước rác nuôi lợn, nuôi gà, trồng trọt cấy hái, bệnh tật nuôi con theo ngày. Có hôm đi bán trứng ngang qua nhà tôi, chị bị ngất vì tham công tiếc việc đứa em trai hay tin chạy đến đón về thương chị quá kêu lên: Em đã bảo là chị đừng đi, cón cố mà đi... Chị ứa nước mắt vì thương con không bố mà mình bệnh tật muốn con học hành nên người, cháu học giỏi nên chị càng cố công cố sức lo cho con.
Trong cái nắng mùa đông không lạnh người bán hàng rong lại mở chiếc cát xét với bài hát tình lãng xẹt, đi trên phố, vài đứa trẻ con kéo tay mẹ đến để mua chiếc kẹp tóc xinh xinh. Không có đứa trẻ mặt mũi lem nhem, đưa nào cũng sạch sẽ láng bóng, quần áo riêm rúa. Tôi đã đi qua cái thời lem nhem áo không đủ ấm, quần không đủ mặc, tôi đã có một ngôi nhà ấm cúng, những bộ quần áo lành lặn, có những đồ dùng ưa thích... đó là nhờ cơ chế đổi mới, kinh tế thị trường phát triển, khi những công chức trẻ như tôi được dựa vào hơi người lớn để đi qua cuộc đời dễ dàng. Tôi có những thứ để đủ làm ấm cuộc sống của chính mình, mỗi khi nhớ về cái thời đi qua, lúc tôi thiếu thốn khó khăn từ chiếc áo, không có áo đẹp để mặc, mặt mũi lem nhem .....
Vụ và mùa vụ với nhân dân ở đây là cảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Ngẫm về nghề, tôi bây giờ là một cán bộ nhưng lại là gốc của người nông dân, cũng có thời bước xuống ruộng tay cầy, tay cấy, theo mẹ đi rừng lấy củi, trồng mầu. Nghĩ thễ thôi mà cũng ứa nước mắt, cuộc đời của mẹ bao vất vả, sáng đi làm tối cũng đi làm mà hai bữa cơm có đói có no... những thứ quần áo sang trọng và đẹp hơn mẹ dành cho các con, để lại trên bàn tay chai sần càng thêm nếp gấp, mép áo mẹ sờn.
Mỗi khi đông về tôi lại nhớ về chiếc áo khoác mẹ mua, chiếc áo khoác thật khó khăn mẹ mới mua được ở cửa hàng mậu dịch, nó có ba mầu xanh, đỏ, trắng. Chiếc áo mẹ mua bằng cả tháng lương mòn mỏi, nhưng đó là tình yêu mà tình yêu thì vượt qua sự nghèo đói mong cho con được ấm áp đi qua mùa đông.
Nguyễn Lê Hằng

Cuộc đời tôi thật nghèo khó có những lúc muốn giầu lên một tý nhưng không được lại lùi về mo.
Khi sắp hết một năm, cái nghèo khó càng đến gần, cái nghèo gõ vào trái tim ốm yếu già nua làm như tôi không đủ sức đi qua cái lạnh cuối năm vừa tê buốt, vừa lạnh cóng.
Tôi trồng cây khế ra trước cửa, mỗi ngày cây khế một lớn và ước thật giản dị, ăn một quả .. trả một đồng tiền, nhưng ước mãi cây khế không ra quả, chỉ có tán lá là xanh rì, che nắng bốn mùa thôi.
Người đời nói: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, tôi đói móp cả bụng. Tôi mắc hội chứng cây khế là còn đỡ, có người còn há miệng chờ sung, sung bây giờ có sung cảnh, cây cảnh; đất thì đô thị lẫy đâu ra để há miệng, trước cửa nhà tôi dẫu là đô thị hóa nhưng hành lang trồng cây xanh vẫn đủ sức cho cây khế mọc và kiểu gì tôi biết tôi cũng giàu, sẽ có một ngày cây khế đẻ ra vàng, ừ ai mà biết được các bạn có tin không còn tôi tin tôi trồng được cây khế, cây khế sẽ trả công...