Thứ Tư, tháng 3 28, 2012

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ KHỞI ĐIỂM VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ GIAO ĐẤT CÓ THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT HOẶC

Thông tư số 48/2012/TT-BTC, ngày 16 tháng 3 năm 2012 của  Bộ Tài chính ban hành  hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Thông tư số 137/2010/TT-BTC)  không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là cơ quan được giao xử lý việc đấu giá quyền sử dụng đất). Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản (sau đây gọi chung là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp), Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất. Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất. Các đối tượng khác có liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.
2. Nguyên tắc xác định giá khởi điểm: Giá khởi điểm quyền sử dụng đất đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới của thửa đất đấu giá; không được thấp hơn giá đất tại Bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định pháp luật (sau đây gọi tắt là giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định). Giá khởi điểm quyền sử dụng đất đấu giá để cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm là đơn giá thuê đất được tính bằng giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền thuê đất theo mục đích sử dụng mới của thửa đất đấu giá nhân (x) với tỷ lệ (%) đơn giá thuê đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất được thành lập trong các trường hợp sau: Quyền sử dụng đất có giá trị lớn: Đối với các thành phố trực thuộc trung ương: Giá khởi điểm cho toàn bộ dự án hoặc khu đất từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Đối với các tỉnh miền núi, vùng cao: Giá khởi điểm cho toàn bộ dự án hoặc khu đất từ 300 tỷ đồng trở lên. Đối với các tỉnh còn lại: Giá khởi điểm cho toàn bộ dự án hoặc khu đất từ 500 tỷ đồng trở lên. Các mức giá trị trên đây là mức tối thiểu, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá trị cụ thể để làm căn cứ thành lập Hội đồng nhưng không được thấp hơn các mức giá trị tương ứng nêu trên. Quyền sử dụng đất phức tạp theo quy định của pháp luật. Trường hợp thửa đất đấu giá không đạt các điều kiện quy định tại Điều này mà không thuê được các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện.
4. Mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất được quy định tùy vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cho phù hợp nhưng không vượt quá mức thu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Thông tư này: Tối đa trên một hồ sơ là 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng tương ứng với giá trị QSDĐ theo giá khởi điểm từ 200 triệu đồng trở xuống, từ trên 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng, từ trên 500 triệu đồng.
Nếu đấu giá QSDĐ không thuộc phạm vi nêu trên, mức thu tối đa trên một hồ sơ là 1.000.000 đồng, 3.000.000 đồng, 4.000.000 đồng, 5.000.000 đồng tương ứng với diện tích đất từ 0,5 ha trở xuống, từ trên 0,5 ha đến 2 ha, từ trên 2 ha đến 5 ha, từ trên 5 ha.
Trường hợp cuộc đấu giá không tổ chức được thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá tài sản được hoàn lại toàn bộ tiền phí tham gia đấu giá đã nộp trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày dự kiến tổ chức phiên bán đấu giá.
5. Nộp tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất: Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền hoặc thuê đất có trách nhiệm nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất.  
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.
Nguyễn Lê Hằng

Lời nói dối của con trai 'thì' hiện đại

Họ vịn vào đủ cớ trên đời để lý giải cho ý đồ 'đen tối' của bản thân.
Con gái không "soi" cho kỹ, nhìn cho "thông", thì dễ mà bị rơi vào "bẫy" lừa của con trai lắm


Sưu tầm

Thứ Ba, tháng 3 20, 2012

Mơ ước

Đi ra đường, tham gia giao thông phải nộp phí là chuyện bình thường, hãy làm quen với các quy định về thu phí và sống nhọc nhằn trong đồng lương ngày càng thu hẹp bởi giá cả, phí bảo hiểm, dịch vụ các loại phát sinh. Một bài toán cộng phí, cõng phí, giá tăng, tiêu dung, sinh hoạt làm nhiều người hoa mắt, chóng mặt, và thắt lưng buộc bụng đi qua thời giá cả là chuyện trở thành bình thường của nhiều người dân trong đó có một người nội trợ là tôi.
Mức sống của tôi hiện nay chưa nghèo quá nhưng chỉ trung bình nên nghĩa là tôi có được ngày ba bữa ăn thanh cảnh, được mặc đủ quần áo, hàng ngày ngồi nhẩm mình sẽ phải lo bao nhiêu thứ trong khoản tiền mình có, lo vật lộn để chia số lương có được sau một tháng làm việc, từng khoản chi điện, nước, ga, điện thoại, thuốc uống, gạo... những thứ tối thiểu để sinh hoạt trong một tháng. Nhiều người rất tò mò xem công chức chúng tôi sống ra sao, chúng tôi "Liệu cơm gắp mắm", có tiền thế nào thì đi chợ thế đó, tiền tháng trước bù tháng sau, cứ gối từng tháng một để có tiền lo cho con đi học, tiền chi một đại gia đình, các khoản từ A đến Z trong một gia đình trở thành một điều giản dị. Một khoản chi cho một gia đình ở thành phố tôi đang sống, nhiều người cứ than lên sống thế nào được, sống cầm hơi qua những ngày tháng cũng là sống, kiểu sống mà tôi đang có là kiểu sống của người bình dân, không giàu, không nghèo thôi thì cứ  bằng lòng với cái mình có. Ở ngoài kia có thêm phí như thu phí ô tô, xe máy cũng không lo vì mình làm gì có ô tô mà đi, xe máy thì có nhưng thu như vậy thì cố mà chắt bóp để có cái đi làm không thì thành người rừng mất.
Sự đòi hỏi của con người là vô cùng lớn, mỗi người có một ước mơ, có người chỉ ước mỗi tháng mình có tiền đủ mua hai yến gạo thế là có cái ăn, tôi cũng đủ tiền để mua hai yến gạo, có tiền nộp học cho con, cũng cố gắng để có tiền dùng ga, điện, nước với chính sách tiết kiệm triệt để, cần thì mới dùng.
Mỗi ngày tới tôi chỉ ước mình có đủ tiền để sinh hoạt nghèo khổ trong mức bình dân của một công chức quèn, không biết giá cả sẽ thổi chúng tôi như thế nào, những vì ngày mai trời lại sáng, ngày mai sẽ gieo thêm niềm tin và vì thế hãy trồng rau, làm vườn, tăng gia sản xuất, hãy làm việc và sẽ có điều mình mơ ước.


Thứ Hai, tháng 3 19, 2012

Quy định về đăng ký thường trú và tạm trú

Thông tư số 80/2011/TT-BCA ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công an ban hành quy định về quy trình đăng ký cư trú. Thông tư này quy định về trình tự đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, người làm công tác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và tiếp nhận thông tin thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 08/02/2012 và thay thế Quyết định số 702/QĐ-BCA-C11 ngày 01/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy trình đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và tiếp nhận thông báo lưu trú.
Nguyên tắc thực hiện đăng ký, quản lý cư trú:  Thực hiện nghiêm túc, đúng các nội dung theo quy định của Luật Cư trú, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Cư trú và Thông tư này. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân đăng ký cư trú. Trường hợp một số người có nhiều điều kiện đăng ký cư trú, thì cán bộ hướng dẫn công dân nộp hồ sơ theo điều kiện thuận lợi nhất đối với họ. Người làm công tác đăng ký cư trú (sau đây viết gọn là cán bộ đăng ký) phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc hướng dẫn, trả lời công dân hoặc các đề xuất, quyết định của mình.
 Cơ quan Công an tiếp nhận bản sao giấy tờ, tài liệu được cấp từ sổ gốc, bản sao được công chứng, chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh. Đối với bản sao các giấy tờ, tài liệu không được cấp từ sổ gốc, không có công chứng, chứng thực thì có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp hồ sơ rõ ràng, đầy đủ, không vướng mắc, không cần xác minh thì giải quyết trong thời hạn nhanh nhất. Trường hợp cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký cư trú xác định được là người già, yếu, tàn tật hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không thể đến nơi làm thủ tục đăng ký cư trú, trong gia đình không có người đại diện đến nộp hồ sơ đăng ký cư trú được, thì lãnh đạo đơn vị quyết định cử cán bộ đến gặp trực tiếp để xem xét, giải quyết.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định sau đây: Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục (hồ sơ hợp lệ) Tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu; Viết biên nhận theo nội dung sau: Họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác, giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ, thời gian trả kết quả và ký, ghi rõ họ, tên. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, đầy đủ thì hướng dẫn cho công dân bằng văn bản ghi rõ thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại hoặc hướng dẫn khác (nếu có). Sau khi công dân bổ sung đầy đủ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. Đối với hồ sơ đã hướng dẫn nhưng còn vướng mắc thì tiếp nhận, đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trình Trưởng Công an cấp huyện hoặc Trưởng Công an xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định; Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện đăng ký cư trú thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, trong đó nêu rõ lý do không tiếp nhận (sau đây viết gọn là trả lời công dân).
Giải quyết đăng ký thường trú của Công an cấp huyện, đối với cán bộ đăng ký trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định cụ thể.
Giải quyết đăng ký thường trú của Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an xã, thị trấn), đối với cán bộ đăng ký trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú
Giải quyết đăng ký tạm trú, đổi, cấp lại hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú. Đối với cán bộ đăng ký, trường hợp đăng ký tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cán bộ đăng ký phải đề xuất bằng văn bản và chuyển toàn bộ hồ sơ lên Trưởng Công an xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định; Trường hợp đổi, cấp lại sổ tạm trú thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cán bộ đăng ký phải đề xuất bằng văn bản và chuyển toàn bộ hồ sơ lên Trưởng Công an xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định.
Người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú trực tiếp phải yêu cầu người có trách nhiệm thông báo lưu trú cung cấp thông tin và giấy tờ tùy thân của người đến lưu trú để có căn cứ ghi đầy đủ, chính xác thông tin về người đến lưu trú vào sổ tiếp nhận lưu trú; Trường hợp người đến lưu trú không có giấy tờ tùy thân thì người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú đề nghị công dân cung cấp thông tin cá nhân bằng văn bản; Trường hợp nhiều người đến lưu trú theo đoàn tại cùng một thời gian, địa điểm thì đại diện đoàn có trách nhiệm lập danh sách và cung cấp thông tin của từng người trong đoàn.
Tiếp nhận thông báo lưu trú qua điện thoại: Người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú qua điện thoại phải hỏi và ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số điện thoại của người thông báo lưu trú; hỏi và ghi đầy đủ, chính xác thông tin về người đến lưu trú vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Tiếp nhận thông báo lưu trú qua mạng máy tính: Người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú qua mạng máy tính phải kiểm tra các thông tin của người đến lưu trú và lưu lại đầy đủ các thông tin về người đến lưu trú như thông tin trong sổ tiếp nhận lưu trú.
Người làm công tác tiếp nhận thông báo lưu trú hàng ngày phải tập hợp tình hình, số liệu, thông tin lưu trú tại nơi tiếp nhận lưu trú do mình phụ trách và báo cáo Công an xã, phường, thị trấn trước 23 giờ hàng ngày.
Trường hợp do yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự thì phải báo cáo ngay về Công an xã, phường, thị trấn.
Cán bộ làm công tác tiếp nhận khai báo tạm vắng phải yêu cầu công dân đến khai báo tạm vắng xuất trình giấy tờ tùy thân, văn bản đồng ý cho tạm vắng của cơ quan có thẩm quyền (trường hợp thuộc Khoản 1 Điều 32 Luật Cư trú) và có trách nhiệm hướng dẫn công dân ghi đầy đủ thông tin vào phiếu khai báo tạm vắng. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của công dân, Công an xã, phường, thị trấn nơi công dân cư trú phải cấp phiếu khai báo tạm vắng cho công dân (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc).
 Nguyễn Lê Hằng

Phí ô tô, xe máy


Từ ngày 1/6 tới đây, ô tô, xe máy sẽ phải đóng phí bảo trì đường bộ. Việc đề xuất thu thêm nhiều loại phí chưa thực sự công bằng với người dân, nhiều người ví von các loại phí đang “đè ngã” chủ sử dụng phương tiện.
Trước phí bảo trì đường bộ, người sử dụng ô tô, xe máy đã phải gánh đến 7 loại phí: phí trước bạ, phí đăng ký cấp biển số, phí xăng dầu, phí đăng kiểm… chỉ một chiếc ô tô, xe máy nhưng chủ phương tiện đang phải gánh quá nhiều loại phí.
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ. Nguồn hình thành quỹ từ phí sử dụng đường bộ thu được hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới, bao gồm: ôtô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo và môtô hai bánh, môtô ba bánh. Quỹ cũng được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước cấp bổ sung hàng năm.

Theo nghị định trên, phí sử dụng đường bộ thu được đối với ôtô được phân chia cho quỹ trung ương 65% và cho các địa phương là 35%. Mặc dù, Chính phủ chưa quy định loại phí là bao nhiêu nhưng theo dự thảo tờ trình Quỹ Bảo trì đường bộ do Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất mức thu phí ôtô được chia theo bảy nhóm.
Mức thấp nhất đối với ôtô dưới 12 ghế, xe tải dưới 2 tấn là 180.000 đồng/tháng; mức cao nhất đối với xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet là 1,44 triệu đồng/tháng. Đối với môtô, xe gắn máy mức thu 80.000- 120.000 đồng/năm (tùy theo dung tích xilanh).
Mới đây nhất, đầu tháng 1 vừa qua, cho rằng sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông tại 5 thành phố lớn: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc giao thông, Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm tại các thành phố trên. Lý giải cho đề xuất trên, đơn vị đầu ngành giao thông cho rằng, làm vậy là để lấy quỹ để đầu tư lại xây dựng đường bộ.
Cụ thể, theo phương án thu phí lưu hành được Bộ Giao thông trình Chính phủ, tới đây, chủ sở hữu xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống (kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng), có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống mức phí 20 triệu đồng/năm. Dung tích trên 2.000- 3.000 cm3 mức phí 30 triệu đồng/năm, dung tích trên 3.000 cm3 mức phí 50 triệu đồng/năm.
Với xe máy Bộ Giao thông cũng đề xuất thu loại xe có dung tích dưới 175 cm3 mức phí 500.000 đồng/năm, loại dung tích từ 175 cm3 trở lên mức phí 1 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất mức thu phí ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm (miễn thu phí với các loại xe công và xe buýt), dự kiến 30.000 đồng/lượt với ô tô chở người đến 7 chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt với các loại ô tô còn lại.
Chỉ có điều trước 2 loại phí này, người sở hữu phương tiện ô tô, xe máy đã phải nộp tới 7 loại phí, gồm: phí trước bạ, phí đăng ký cấp biển số, phí xăng dầu 1.000 đồng/lít (được cho là sẽ hoàn lại sau khi thu thuế môi trường từ 1/1/2012 nhưng hiện tại vẫn chưa rõ phương án hoàn), phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít, đăng kiểm, bảo hiểm…
Như vậy, với phí Quỹ Bảo trì đường bộ vừa được Chính phủ phê duyệt và thu phí lưu hành phương tiện vừa được Bộ Giao thông vận tải đề xuất, chủ phương tiện sẽ phải gánh tới 9 loại phí. Việc một chiếc ô tô, xe máy phải gánh quá nhiều loại phí khiến cho nhiều người so sánh việc này đang gây “quỵ ngã” cho người sử dụng phương tiện.

Chủ Nhật, tháng 3 18, 2012

Truyện tranh tình yêu

Email Bản in Hot! Twitter Facebook Banbe

Rốt cuộc điều anh cần ở em là gì?


Sưu tầm

Về Yên bái

Về Yên Bái,
              thành phố có mưa,
Thành phố có nỗi nhớ của anh,
Có hàng cây luôn mỗi ngày trẻ lại,
Có em đi vào nỗi nhớ,
Có câu chuyện ký ức đã qua.

Về Yên Bái,
      đến công viên thành phố
Anh nhớ lại người xưa.
Đây những hàng cây, ghế đá
Có nỗi nhớ của anh.
Gió trêu đùa những sợi tóc của em,
Có tiếng chim gọi bạn.
Có rộn ràng tiếng nhạc,

Về Yên Bái, em đi qua thành phố.
Sắc hoa mải mê vàng bung kín mái che,
Về Yên Bái, có anh.
Góc phố rêu phong đựng câu chuyện cũ,
Những con đường em gặp mưa xuân.
Yên Bái, tháng 8/ 3/2012
Nguyễn Lê Hằng