Thứ Ba, tháng 6 05, 2012

Đầu tư cho con học tập là đầu tư cho tương lai.


Nếu không được đi học, không được sự quan tâm của bố và mẹ tôi đã không trưởng thành như ngày hôm nay.
Tôi thấy đó là điều vô cùng quan trọng, tôi lớn trong vòng tay của yêu thương, bố mẹ đã đưa tôi đi qua bao ngày dông bão, những lúc tuổi thơ với cơn sóng vỗ về, với những giận hờn của tuổi trẻ tôi đã được sự che trở từ bố và mẹ. Sự học tập nỗ lực của bản thân và niềm tin vào con đường học vấn sẽ cho mình chân trời tri thức cho mình sự nghiệp vững vàng, bố mẹ luôn cổ vũ tôi học tập, cho tôi sự tự tin chiến thắng bản thân mình và đầu tư cho tôi thời gian để học tập, tìm cho tôi những quyển sách hay, định hướng cho tôi những cuốn sách hay để đọc và hướng tôi đến những tri thức của cuộc sống một cách chọn lọc.
Học tập để ngày mai có con đường học vấn, nếu không học thì không thể tự tin trước cuộc sống, bố mẹ tôi giờ đã già, con tôi vẫn còn một con đường phía trước. Thời gian trôi qua thật mau, tôi chỉ mong những người tôi yêu thương trân trọng khỏe mạnh và cùng tôi đi về phía trước.
Trong xã hội với nền khoa học công nghệ phát triển, khi những giá trị thật của cuộc sống ngày càng vơi cạn, con người luôn cố công vun đắp cho mình bằng tương lai của các con, bằng việc đầu tư cho học hành để con được vào trường điểm, trường chọn, trường chuẩn là ước mơ chính đáng của bố mẹ. Tôi cũng là người mẹ và cũng khao khát những ước mơ, tôi mong con mình được hưởng thụ nền giáo dục toàn diện, nhưng toàn diện cũng không phải bằng cách chọn vào trường chuẩn, trường chọn... con tôi có thể tiếp thu các khoa học tri thức bằng nhiều cách, có nhiều cách để con tôi học tập bước tới tri thức mới đó là việc đầu tư chọn cô giáo dạy thêm. Học tập vui chơi cùng con, định hướng cho con con đường phía trước.
Khi xã hội hóa giáo dục thì trường tư thực là cơ hội mở nhưng giáo dục đó được đầu tư như thế nào, môi trường học tập ra sao? Nhiều trường học trong hệ thống công lập chỉ tuyển theo chỉ tiêu, số hồ sơ luôn trong tình trạng quá tải, số phụ huynh xin quá nhiều, trường công không nhận phải cho trẻ đi học tư thục và vô hình mẫu giáo tư thục đã gánh vác được trọng trách vô cùng lớn lao hộ trường công lập. Còn trong hệ thống trường tiểu học, một số phụ huynh thích trường điểm, trường chất lượng cũng góp phần vô hình tạo áp lực cho con, cho gia đình và nhiều phường chỉ tiêu học sinh đầu vào lớp 1 đã giảm, hoặc có trường số học sinh tiểu học đầu vào không gây áp lực cho thầy cô giáo đầu năm học mới.
Tôi cho con đi học chỉ có mỗi niềm mong ước làm sao lượng kiến thức học ở trường cháu sẽ nắm vững không mong con thành vĩ nhân chỉ mong sao cháu đạt được những kiến thức cơ bản nhất, để cháu có khoảng vui chơi tuổi thơ trong tâm hồn.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI

Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BTP-UBDT, ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tư pháp - Ủy ban dân tộc hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số. Thông tư liên tịch này (sau đây gọi là Thông tư) hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số bao gồm: các yêu cầu, thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số, nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số.
Người dân tộc thiểu số được hưởng trợ giúp pháp lý bao gồm: Người thường xuyên sinh sống (đã đăng ký thường trú, đã đăng ký tạm trú hoặc có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn và xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định của pháp luật. Người không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); Công ty luật, Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm và Chi nhánh; Luật sư, Tư vấn viên pháp luật của các tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Các yêu cầu thực hiện trợ giúp pháp lý đối với người dân tộc thiểu số bảo đảm người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý bằng tiếng của dân tộc mình trong trường hợp đối tượng yêu cầu hoặc không nói được tiếng Việt. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cách thức thực hiện trợ giúp pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đối với người dân tộc thiểu số tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý. Tạo điều kiện thuận lợi và chủ động gặp người có yêu cầu để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật trợ giúp pháp lý.
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí đối với người dân tộc thiểu số để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ bằng các hình thức sau đây: Tư vấn pháp luật. Tham gia tố tụng. Đại diện ngoài tố tụng. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Người dân tộc thiểu số khi yêu cầu trợ giúp pháp lý nếu có khó khăn trong việc xuất trình các giấy tờ theo quy định của pháp luật thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải tiếp nhận yêu cầu, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc các tổ chức chính trị - xã hội nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc để xác minh và thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Người dân tộc thiểu số có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp chặt chẽ với người thực hiện trợ giúp pháp lý trong quá trình trợ giúp pháp lý.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 03 năm 2012.
Nguyễn Lê Hằng