Chủ Nhật, tháng 1 08, 2012

Tản văn

Vạt nắng mùa đông

Vạt nắng mùa đông mang đi cái lạnh vừa đến theo cơn gió mùa đông bắc, Bản tin dự báo thời tiết lại thông báo một cơn gió mùa đông đang tới.
Một cơn mưa lướt qua mắt tôi, mưa từng đoạn trên đường, tám giờ nắng ùa đến bên ô cửa sổ. Khu đô thị mới Lào Cai với những nhà hợp khối nằm ven Đại lộ Trần Hưng Đạo, thành phố Lào Cai. 
Tôi đi ra phố bắt đầu một ngày mới cho mình, những chiếc xe ô tô chưa có biển phóng như bay trên đại lộ, những chiếc xe máy trên làn đường cùng chiều đông ngột ngạt, giờ bắt đầu của ngày bao giờ cũng thế.
Theo con đường Đại lộ đẹp nhất thành phố tôi thẳng tiến, ra ven đô để tìm hiểu cuộc sống của nhà nông, bước đi trên con đường chưa được bê tông hay nhựa hóa của phường Xuân Tăng, chiếc xe máy như con ngựa non mon men trên con đường sau cơn mưa trơn ướt, từng bước nhẫn nại để đi tới đích, giữa một đô thị đang phát triển, Phường Xuân Tăng là phường duy nhất của thành phố Lào Cai chưa có một mét đường nhựa, đời sống của người dân phát triển thuần nông.
Đang đi, tôi phải dừng lại ở ven đường trong đầu thoáng lên câu hỏi:  vì sợ lạc đường, tôi hỏi một người trên đường đây là con đường ở xã nào? – xã ư anh nhìn tôi nghi hoặc, ở đây không có xã mà chỉ có phường. Tôi cười xuê xoa để giấu đi câu hỏi nhầm lẫn của mình. Ừ đúng rồi, một phương đang phát triển với những con đường đang mở và những khu tái định cư cho nhiều hộ dân ở đây chính là một bài toán mới đối với người nông dân, bài toán làm kinh tế theo kiểu mới.
Nhà nông chỉ có vụ mùa, vụ trồng mầu, vụ trồng lúa, một nắng hai sương kiếm sống. Tôi nhớ câu chuyện của một Bà lão nông dân kể, cả đời làm nông dân cày đường nhựa của bà suốt ngày hai cái sọt buôn đủ thứ, bưởi, na, hồng, chuối... mùa nào thứ ấy để nuôi 6 đứa con cả trai lẫn gái. Ruộng không có, con bà cũng đi buôn thúng bán mẹt kiếm cơm qua ngày. Trình độ văn hóa, học vấn không có, khi có cháu gọi bà bằng bà muốn đi học lớp trung cấp bà cũng thấy khó khăn phải cho cháu nghỉ học đi kiếm sống. Khi nông thôn và thành thị phát triển xóa nhòa ranh giới, là sự chuyển đổi nghề cho hợp cảnh, hợp với sự phát triển của đô thị nói chung, những nghề thủ công phát triển, nghề trồng cấy trở thành chuyên nghiệp, người nông dân lại phải có thêm trình độ để hóa chuyển cuộc sống của mình.
Tôi lại quay về khu phố của mình giữa lòng thành phố, nghe câu chuyện người phụ nữ bị bệnh tim nặng nhà ở trên đồi cao phường bắc Cương có cô con gái học rất giỏi ở trường Lê Quý Đôn, chị ngày ngày đi lấy nước rác nuôi lợn, nuôi gà, trồng trọt cấy hái, bệnh tật nuôi con theo ngày. Có hôm đi bán trứng ngang qua nhà tôi, chị bị ngất vì tham công tiếc việc đứa em trai hay tin chạy đến đón về thương chị quá kêu lên: Em đã bảo là chị đừng đi, cón cố mà đi... Chị ứa nước mắt vì thương con không bố mà mình bệnh tật muốn con học hành nên người, cháu học giỏi nên chị càng cố công cố sức lo cho con.
Trong cái nắng mùa đông không lạnh người bán hàng rong lại mở chiếc cát xét với bài hát tình lãng xẹt, đi trên phố, vài đứa trẻ con kéo tay mẹ đến để mua chiếc kẹp tóc xinh xinh. Không có đứa trẻ mặt mũi lem nhem, đưa nào cũng sạch sẽ láng bóng, quần áo riêm rúa. Tôi đã đi qua cái thời lem nhem áo không đủ ấm, quần không đủ mặc, tôi đã có một ngôi nhà ấm cúng, những bộ quần áo lành lặn, có những đồ dùng ưa thích... đó là nhờ cơ chế đổi mới, kinh tế thị trường phát triển, khi những công chức trẻ như tôi được dựa vào hơi người lớn để đi qua cuộc đời dễ dàng. Tôi có những thứ để đủ làm ấm cuộc sống của chính mình, mỗi khi nhớ về cái thời đi qua, lúc tôi thiếu thốn khó khăn từ chiếc áo, không có áo đẹp để mặc, mặt mũi lem nhem .....
Vụ và mùa vụ với nhân dân ở đây là cảnh con trâu đi trước cái cày theo sau. Ngẫm về nghề, tôi bây giờ là một cán bộ nhưng lại là gốc của người nông dân, cũng có thời bước xuống ruộng tay cầy, tay cấy, theo mẹ đi rừng lấy củi, trồng mầu. Nghĩ thễ thôi mà cũng ứa nước mắt, cuộc đời của mẹ bao vất vả, sáng đi làm tối cũng đi làm mà hai bữa cơm có đói có no... những thứ quần áo sang trọng và đẹp hơn mẹ dành cho các con, để lại trên bàn tay chai sần càng thêm nếp gấp, mép áo mẹ sờn.
Mỗi khi đông về tôi lại nhớ về chiếc áo khoác mẹ mua, chiếc áo khoác thật khó khăn mẹ mới mua được ở cửa hàng mậu dịch, nó có ba mầu xanh, đỏ, trắng. Chiếc áo mẹ mua bằng cả tháng lương mòn mỏi, nhưng đó là tình yêu mà tình yêu thì vượt qua sự nghèo đói mong cho con được ấm áp đi qua mùa đông.
Nguyễn Lê Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét