KHI MÙA THU ĐI
NGUYỄN LÊ HẰNG
Khi mùa thu ngưng lại
Là lá thôi chia xa
Em ngồi khâu ký ức
Nhặt hương mùa thu qua
Bầu trời sao xanh quá
Nắng nghiêng nghe lá rơi
Tiếng chuông chiều vọng lại
Em như là đang mơ
Em đi về phố vắng
Gặp một ngày xa sôi
Vườn thu mùa cúc rộ
Nhớ một mùa hương xưa
Khi mùa thu đi qua
Nhặt sợi rơm mùa vụ
Nhặt lời ru ủ chín
Trên cánh đồng mùa đông
Thứ Ba, tháng 1 21, 2014
Thứ Hai, tháng 1 20, 2014
Đổi gió với tản văn
NGUYỄN THUÝ HẠNH
NVTPHCM- Những bài tản văn hay, sâu lắng, cô đọng đã như những luồng gió mát làm dịu đi những đợt nắng chói chang của mùa hè ngột ngạt, khi mà nhiệt độ bên ngoài gần bằng nhiệt độ của chính cơ thể chúng ta. Việc đổi gió bằng tản văn đã làm xuất hiện thêm những tên tuổi mới, ấn tượng trong làng viết.
Đã từ lâu, những bài văn ngắn mà người ta hay gọi là tản văn, tạp bút... thường xuất hiện nhiều trên các trang báo. Hiện nay, thể loại này vẫn thể hiện được ưu thế của nó đối với độc giả. Đơn giản chỉ vì nó ngắn nhưng cũng chứa đầy đủ đa dạng các loại chủ đề nội dung qua mỗi bài viết. Nhiều người đã từng hỏi: Viết tản văn khó hay dễ? Khó hay không khó là do tùy người, do cảm nhận và nỗ lực trong cách viết của từng người, nhưng chung quy lại là có ai cầm bút mà lại không biết đến viết tản văn. Những cảm xúc xuất hiện bất chợt, những bài tản mạn bay bổng... Tản văn là thể loại để cho người viết thích viết gì thì viết và viết kiểu nào cũng được.
Tản văn là những hạt giống có sức nảy mầm khá cao, luôn nhờ gió bay đến nảy nở sinh sôi trên mọi vùng đất và bén rễ nảy chồi ở ngay cả những nơi cằn cỗi nhất. Nội dung của những bài tản văn không chỉ đơn thuần là “cỏ cây hoa láchim muông” mà chủ đề của nó rất phong phú đa dạng. Một cơn gió nhẹ thổi bay mịt mù xác lá trên đường, một cơn bão trái mùa, một cánh đồng lếnh láng nước mùa đổ ải, một cơn mưa bất chợt hay một tiếng sấm muộn ở xa vọng vềcũng làm nên những tản văn hay. Có người nói, tản văn là một mớ hỗn độn tạp pí lù. Có ý kiến khác cho rằng tản văn như một món nộm đu đủ chứa các gia vị chua cay mặn ngọt. Có người lại cho rằng tản văn giống như món rau sống hay món sa lát Nga béo ngậy nhiều màu sắc trên mâm cỗ thịnh soạn...
Kể cũng đúng bởi vì không có giới hạn nào riêng cho tản văn. Thích dài thì viết dài, thích ngắn thì viết ngắn. Lối viết tung tẩy, bay bổng đầy ẩn ý qua các câu chữ của từng bài viết đã làm cho tản văn chiếm một chỗ đứng rất quan trọng trên các trang báo giấy hiện nay. Nó đã tự khẳng định rằng ngày nay tản văn đã trở thành là một hình thức văn chương trên báo viết, phản ánh trung thực về con người và các vấn đề xã hội đang diễn ra từng giờ hay từng khoảnh khắc. Không chỉ thế, tản văn cũng thể hiện ưu thế và sức mạnh của mình trên các trang văn chương mạng. Với những đặc điểm như ngắn gọn, đầy đủ mà sâu sắc đã làm cho tản văn thu hút được bạn đọc hơnnhiều thể loại khác. Điều đó cũng cho ta biết rằng độc giả ngày càng khắt khe hơn với tản văn. Một tản văn được coi là thành công là khi nó đã nói lên được nhưng quan điểm lớn của tác giả đối với từng vấn đề nhỏ, hiện tượng nhỏ, sự việc nhỏ, khía cạnh nhỏ. Một tác giả viết tản văn thành công phải là người viết lên được tất cả những thứ mà độc giả quan tâm nhất. Quan sát cái bé để mô tả cái lớn hơn, hiểu cái gần để yêu cái xa, mượn cái ngắn để nói cái dài, dùng cái dài để ám chỉ đến cái dài hơn và cuối cùng sẽ đẩy cốt lõi vấn đề lên đỉnh điểm. Ta thường đọc được những bài tản văn viết câu chữ tỉ mỉ, phân tích kĩ lưỡng, hình ảnh chân thật sống động và thấm đẫm chất thơ ở bên trong. Đó là những tản văn khi đọc lên ta thấy ở trong đó có nhịp điệu mới, con người mới, thế hệ mới và cuộc sống mới. Vừa thực tế vừa lãng mạn và sự liên tưởng gần gũi với thực tế như những bài học kinh nghiệm quý giá.
Viết tản văn khắt khe như thế đó. Cái thể loại viết lan man không chủ đích này cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt riêng của nó. Bởi bản thân nó cũng là một dạng của thể ký, gần giống với tùy bút. Những bài viết mà sau khi đọc xong ta cảm thấy hay, nhớ lâu và ấn tượng. Đơn giản, nó hay bởi vì nó được viết đúng. Đúng người, đúng sự kiện, đúng địa danh, đúng việc và đúng tâm trạng...
Ngày nay, các nhà văn nhà thơ đã nhiều người chuyển sang viết tản văn. Họ đổi gió với tản văn và không ít người đã dùng tản văn để khẳng định tên tuổi của mình. Bởi chính họ nhận ra rằng các nhà văn không có quyền viết dở hoặc buông xuôi với bất kì thể loại văn chương nào. Do đó họ đã không ngừng đầu tư và tích lũy kiến thức sâu rộng để ra đời các tác phẩm tản văn hay. Họ giống như những cầu thủ chắt chiu rèn luyện từng đường bóng đẹp để một ngày biểu diễn giữa những tiếng hò reo cuồng nhiệt của người hâm mộ. Họ cũng giống như những ông bố nghèo, chắt chiu hàng ngày để mong cho con được vào trường tốt.
Gần đây trên một số trang văn học mạng người ta đem tản văn ra mổ xẻ với nhiều quan điểm ý kiến trái ngược nhau và có nhiều quan điểm nhận định rằng tản văn không phù hợp với những người viết trẻ. Riêng tôi thì nhận ra rằng, dù người viết trẻ hay già nhưng khi họ viết bằng tâm huyết của mình, thực sự vì bạn đọc thì họ vẫn viết nên những tác phẩm hay. Tản văn dễ viết nhưng khó hay và luôn là những cái bẫy ngọt ngào đối với tất cả những người viết. Nếu không viết bằng tâm huyết của mình thì cho dù người viết ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, việc viết tản văn đối với họ cũng giống như một cậu học trò lớp 9 làm một bài toán nâng cao lớp 11.
Xã hội càng phát triển, sự sáng tạo trong nghề viết cũng gắn liền với các sự kiện trọng đại cũng như đề cao tính hiện thực xã hội. Công việc viết đã trở nên bão hòa và ta gặp các nhà văn nhà thơ ở khắp nơi. Tuy nhiên số lượng tác phẩm hay và có giá trị qua mỗi năm vẫn còn rất ít ỏi đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Lĩnh vực tản văn cũng là một vùng đất màu mỡ để cho không ít nhà văn nhà thơ lựa chọn để khẳng định tên tuổi của mình. Những bài tản văn hay, sâu lắng, cô đọng đã như những luồng gió mát làm dịu đi những đợt nắng chói chang của mùa hè ngột ngạt, khi mà nhiệt độ bên ngoài gần bằng nhiệt độ của chính cơ thể chúng ta. Việc đổi gió bằng tản văn đã làm xuất hiện thêm những tên tuổi mới, ấn tượng trong làng viết. Viết là viết, viết vì mình vì người và vì bạn đọc. Nên dù viết thể loại gì đi chăng nữa thì vẫn đòi hỏi người viết phải có một cái đầu biết tư duy, một đôi chân biết chạy, một đôi tay biết vươn lên cao để với, một trái tim chân thành nhạy cảm và say mê với nghề. Viết tản văn cũng là viết văn và nó không là ngoại lệ nên cũng luôn đòi hỏi lắm công phu.
NHỮNG MÙA ĐI QUA
NGUYỄN LÊ HẰNG
Đông qua hoa đào nở
Chồi xanh cả đất trời
Ôm vào anh nỗi nhớ
Về một mùa lá rơi
Lang thang trời mưa bụi
Hoa nhòe trong mắt em
Những bông hồng lấp ló
Trên cành mang dáng xuân
Anh đã qua thành phố
Lòng chơi vơi tình em
Qua con đường dâu bể
Lụy tình này không phai
Ngỡ ngàng gặp mùa xuân
Thấy lòng anh ấm lại
Ngồi nhặt mùa thu dại
Heo may trên vai em
NGUYỄN LÊ HẰNG
Đông qua hoa đào nở
Chồi xanh cả đất trời
Ôm vào anh nỗi nhớ
Về một mùa lá rơi
Lang thang trời mưa bụi
Hoa nhòe trong mắt em
Những bông hồng lấp ló
Trên cành mang dáng xuân
Anh đã qua thành phố
Lòng chơi vơi tình em
Qua con đường dâu bể
Lụy tình này không phai
Ngỡ ngàng gặp mùa xuân
Thấy lòng anh ấm lại
Ngồi nhặt mùa thu dại
Heo may trên vai em
XUÂN PHỐ
NGUYỄN LÊ HẰNG
Xuân còn chưa qua phố
Lòng em đã xuân rồi
Những lộc non rất mới
Đã bồi hồi nhú lên
Em đã qua phố phường
Gặp niềm vui phố xá
Những chiếc lá xanh quá
Thức giấc vì mùa xuân
Mẹ lại gói bánh chưng
Rủ con cùng sắm tết
Bố bên thềm chẻ lạt
Đợi giao thừa đón xuân
Đi qua những con đường
Xuân đã về các ngả
Theo mẹ đi chơi tết
Đón một mùa xuân sang
NGUYỄN LÊ HẰNG
Xuân còn chưa qua phố
Lòng em đã xuân rồi
Những lộc non rất mới
Đã bồi hồi nhú lên
Em đã qua phố phường
Gặp niềm vui phố xá
Những chiếc lá xanh quá
Thức giấc vì mùa xuân
Mẹ lại gói bánh chưng
Rủ con cùng sắm tết
Bố bên thềm chẻ lạt
Đợi giao thừa đón xuân
Đi qua những con đường
Xuân đã về các ngả
Theo mẹ đi chơi tết
Đón một mùa xuân sang
Chủ Nhật, tháng 1 19, 2014
NỬA MÙA
NGUYỄN LÊ HẰNG
Trên đồng còn lại mùi rơm rạ
Mùi của lúa
Và mùi nắng trên đám cỏ
Mùi thơm của hoa cũng ghé thăm em
Tiếng chim gọi về mùa mới
Đi qua mùa giêng hai
Em ghé đồng gặp mùa cấy vụ
Con sẻ nâu bay về góc phố
gọi về tháng ba
Từng cây hoa xoan
buông màu trong mưa bụi
Cây khế nở chùm hoa rất tím
Gặp xuân về theo gió đưa hương
Nửa còn lại của một tháng ba
Theo mùa xuân em đi lễ hội
Những cơn gió mang theo mùa mới
Âm ẩm chân trời một nửa rơi.
NGUYỄN LÊ HẰNG
Trên đồng còn lại mùi rơm rạ
Mùi của lúa
Và mùi nắng trên đám cỏ
Mùi thơm của hoa cũng ghé thăm em
Tiếng chim gọi về mùa mới
Đi qua mùa giêng hai
Em ghé đồng gặp mùa cấy vụ
Con sẻ nâu bay về góc phố
gọi về tháng ba
Từng cây hoa xoan
buông màu trong mưa bụi
Cây khế nở chùm hoa rất tím
Gặp xuân về theo gió đưa hương
Nửa còn lại của một tháng ba
Theo mùa xuân em đi lễ hội
Những cơn gió mang theo mùa mới
Âm ẩm chân trời một nửa rơi.
HAI PHÍA
NGUYỄN LÊ HẰNG
Màn sương như bức mành rủ sáng nay
Núi cuộn chăn mây, cây lá bồng bềnh
Nỗi nhớ ngất ngây say
Em đứng bên này nỗi nhớ
Miền yêu sao xa sôi
Khi gặp anh giữa màn sương ảo
Chúng ta hai phía bầu trời
Cái rét dịu dàng phai trong tháng chạp
Nắng nhẹ nhàng chạm đến vai em
Con đường mùa xuân nhành hoa ửng đỏ
Nắng đã hùa theo ấm nồng nàn góc phố
Nắng đi qua màn sương bay
Bàn tay em chạm anh
Nỗi nhớ rối bời khi nhìn vào ánh mắt
Sương chạm trên môi em
Nắng chạm vào tim anh
Trời tan sương chúng ta về phố
Nghe con đường thơm nắng mới
Thấy lòng mình say
NGUYỄN LÊ HẰNG
Màn sương như bức mành rủ sáng nay
Núi cuộn chăn mây, cây lá bồng bềnh
Nỗi nhớ ngất ngây say
Em đứng bên này nỗi nhớ
Miền yêu sao xa sôi
Khi gặp anh giữa màn sương ảo
Chúng ta hai phía bầu trời
Cái rét dịu dàng phai trong tháng chạp
Nắng nhẹ nhàng chạm đến vai em
Con đường mùa xuân nhành hoa ửng đỏ
Nắng đã hùa theo ấm nồng nàn góc phố
Nắng đi qua màn sương bay
Bàn tay em chạm anh
Nỗi nhớ rối bời khi nhìn vào ánh mắt
Sương chạm trên môi em
Nắng chạm vào tim anh
Trời tan sương chúng ta về phố
Nghe con đường thơm nắng mới
Thấy lòng mình say
TRƯỚC GIAO MÙA
NGUYỄN LÊ HẰNG
Em mua về nỗi nhớ
Mang đến những tinh khôi
Gió thiết tha cũng thổi
Cho thu reo lưng trời
Em chào hàng nỗi nhớ
Tôi muốn mua nụ cười
Gửi tặng em niềm vui
Cho ấm lòng đêm vắng
Tôi nghe mùa đông qua
Ru lòng tôi là hoa
Những mắt lá thao thức
Theo tôi nghe giao mùa
Mở rộng cửa giao thừa
Hương xuân tràn khắp lối
Những nẻo đường chật chội
Xuân giăng hoa lưng đồi
NGUYỄN LÊ HẰNG
Em mua về nỗi nhớ
Mang đến những tinh khôi
Gió thiết tha cũng thổi
Cho thu reo lưng trời
Em chào hàng nỗi nhớ
Tôi muốn mua nụ cười
Gửi tặng em niềm vui
Cho ấm lòng đêm vắng
Tôi nghe mùa đông qua
Ru lòng tôi là hoa
Những mắt lá thao thức
Theo tôi nghe giao mùa
Mở rộng cửa giao thừa
Hương xuân tràn khắp lối
Những nẻo đường chật chội
Xuân giăng hoa lưng đồi
Thứ Bảy, tháng 1 18, 2014
TA LẠC NHAU
NGUYỄN LÊ HẰNG
Em
đi về lối cũ
Mà
không chạm vào anh
Giấc
mơ tan nhanh
Khi
em lạc anh trong ký ức
Đêm
anh đã mơ về em
Người như chiếc bóng
Anh đuổi theo em
Người như chiếc bóng
Anh đuổi theo em
ráng chiều khản đặc
Khuôn mặt nào khiến anh thức
Gọi đêm
Anh lạc mất dấu em
Lạc con đường mình đã đi thành lạ
Lúc chợt thức thấy mình đang khóc
Anh bám vào đêm gọi em
Ta lạc nhau từ ký ức...
Khuôn mặt nào khiến anh thức
Gọi đêm
Anh lạc mất dấu em
Lạc con đường mình đã đi thành lạ
Lúc chợt thức thấy mình đang khóc
Anh bám vào đêm gọi em
Ta lạc nhau từ ký ức...
Thứ Năm, tháng 1 16, 2014
NHỮNG BÔNG HOA ĐÀO
NGUYỄN LÊ HẰNG
Bên triền núi nở những bông hoa đào
nở một mùa nỗi nhớ
những mùi hương theo gió
bay về nơi xa
Những bông đào thầm lặng tỏa hương
cùng anh đón những chiều biên giới
nỗi nhớ
về bên em trong cánh hoa đào
Những bông hoa đào gọi mùa xuân thức giấc
đón những giọt sương
đọng từ trong dòng ký ức
một lá thư anh gửi từ biên cương
Nỗi nhớ nhà từ biên giới đến em
có vẻ đẹp bông đào
phai mỏng mảnh
có tiếng lá cây rừng va vào nhau rất nhẹ
có tiếng khèn buổi chiều chạm nhẹ phía mùa xuân.
6/1/2014
Thứ Tư, tháng 1 15, 2014
GIẤU GÌ
NGUYỄN LÊ HẰNG
Em giấu gì trong mắt
Mà anh thấy trời xuân
Mặt trời đã trốn ngủ
Lên nương cùng mùa hoa
Em giấu gì trong mắt
Mà anh thấy bâng khuâng
Những bông hoa dậy sớm
Đã đứng soi con đường
Đung đưa từng vòm lá
Đung đưa kìa áo hoa
Những con bướm đi dạo
Đam mê một mùa hoa
Em giấu gì vào núi
Để cây quàng khăn mây
Anh theo gió đi dạo
Nghe núi tràn hương xuân.
Thứ Hai, tháng 1 13, 2014
KHI TRỜI MƯA
NGUYỄN LÊ
HẰNG
Trời Lào Cai mưa, cơn mưa và cái lạnh quánh vào nhau
làm tăng những nỗi nhớ vào cuối đông. Tháng chạp là tim em lại chạm vào mùa
xuân, cái xó xỉnh của ký ức đã tỉnh giấc như chiếc lá non nồng nàn trở lại trên
hàng cây trước ngõ.
Mưa quất vào không gian từng nỗi nhớ, bởi đó là cơn mưa xuân, mưa đọng trên tay em như sương long lanh, trong mưa và lạnh vẫn vang tiếng chim hót từ vườn cây sau nhà, không gian bị phá vỡ bởi sự im lặng của âm nhạc mùa xuân.
Mưa quất vào không gian từng nỗi nhớ, bởi đó là cơn mưa xuân, mưa đọng trên tay em như sương long lanh, trong mưa và lạnh vẫn vang tiếng chim hót từ vườn cây sau nhà, không gian bị phá vỡ bởi sự im lặng của âm nhạc mùa xuân.
Có nỗi nhớ đặt trên đôi
mắt ký ức, đó là nhớ cái lạnh chỉ còn một độ, mình với chiếc áo bông hoa mỏng
manh theo mẹ ra phố, rồi theo mẹ lên rừng lấy củi, mình như một chấm hoa lũn
cũn theo đôi quanh gánh của mẹ đi nhặt củi trên rừng.
Sau cơn mưa mọi thứ trong
rừng đều có mùi ẩm... đêm qua trong giấc ngủ tôi nghe có tiếng sấm ran trên bầu
trời và kìa trên những thân gỗ mục cây nấm như những ngôi nhà nhỏ thức dậy tỏa
mùi hương dịu dàng. Mẹ bào đó là những cây nấm dậy trước mùa xuân. Tôi bé tý
cũng giúp mẹ nhặt những mảnh củi dăm từ các gốc cây lớn, xế chiều thì cũng mẹ
trở về trên con đường đất trơn ướt,
những đoạn khó đi mẹ nhấc bổng tôi vào trong cái sọt củi và tôi ngồi trong đó
mẹ quảy tôi về. Cho tôi đi chỉ vướng chân mẹ, nhưng lần nào mẹ cũng cho tôi đi
theo, mẹ kết cho tôi một cái gùi bé tý đựng được vài cải củi nhỏ rồi cùng tôi
leo núi, vượt rừng, bàn tay nhỏ tý của tôi cũng kiếm đủ một thồ củi nhỏ và tôi
cũng mang chừng đấy củi khoảng 4, 5 kg gì đó, nhẹ với người lớn còn với một đứa
bé như tôi số kg củi cũng đủ đè bẹp đôi vai bé tý. Những hôm gặp nước suối to
tôi thường được mọi người đi cùng bế cả người và thồ củi qua suối, từ trong
rừng về tôi phải đi qua nhiều đoạn suối to và cũng chừng ấy lần được mọi người
giúp đỡ. Kiến tha lâu cũng đầy tổ chỉ một chút thôi nhưng chỗ củi nho nhỏ ấy
mỗi ngày một ít tôi cũng giúp mẹ được rất nhiều. Tôi lớn lên trong những ngày khó
khăn của thời bao cấp, một ngày bắt đầu của chúng tôi là nếu không đi học thì
phải phụ giúp bố mẹ vào rừng lấy rau lợn, kiếm củi, sắp xếp việc nhà đâu vào
đấy, đợi bố mẹ đi làm về. Sáu tuổi là ai cũng phải biết nấu cơm, nấu một bữa ăn
đầy đủ cho gia đình, biết làm mọi việc trong nhà, có những hôm chị tôi phải dậy
từ 5 giờ sáng tranh thủ đi rừng giúp bố mẹ lấy một thồ củi, tôi bé gọi là có
làm cho oai nhưng chỉ lốm đốm và tôi làm đánh trống điểm danh để cũng được gọi là siêng năng. Năm
tháng qua đi những khó khăn ngày đó nhiều lúc đối diện tưởng chừng không vượt
qua được cũng đã giúp chúng tôi khôn lớn trưởng thành, mẹ giờ tóc bạc hoa râm
vẫn chẳng cho mình một chút thư thả cũng suốt ngày tất tả với thời gian. Trong
tình yêu vô điều kiện của mẹ có tình yêu thương các con da diếtvà sự hy sinh
không nói được bằng lời. Thời gian đã qua không trở lại, mái nhà xưa chúng tôi
đã khôn lớn trưởng thành, chúng tôi mỗi người được bố mẹ chặp cho một đôi cánh
mới để bay xa.
Một năm mới lại đến, một
mùa xuân nữa lại quay về, một tuổi mới đến, tôi lại được chứng kiến cảnh mái
tóc của mẹ bạc hơn, nếp nhăn thời gian lạnh lùng hơn khắc trên khuân mặt của
mẹ.
Chẳng có gì lấy lại tiếng
những gì từ thời thơ ấu, chỉ có ký ức thơ ấu là còn nguyên trong tôi, trong cơn
mưa xuân hôm nay trở lại.
Thứ Sáu, tháng 1 10, 2014
Chuyện với Gốc Đào xưa
Gốc Đào xưa đã
hơn ba mươi tuổi, gốc đào này bằng tuổi tôi, nó năm im tư lự như dáng vẻ của
tôi mỗi khi về quê thăm bố.
Mùa đông lạnh,Tôi
và nó co ro, nó mặc áo bằng lớp vỏ thô xù xì còn tôi bộ quần áo to xù xụ ôm kín
vóc dáng bé xíu.
Cây đào là
người bạn tuổi thơ của tôi, nó vẫn hiện hữu cái dáng vóc ấy Tôi và nó trầm lắng nhìn nhau, nó đã biết bao
mùa ra hoa đơm trái, bao nhiêu lần rụng hoa xuống sân nhà, bao nhiêu lần tôi
ngồi dưới gốc cây đào để nghe cành lá hát, nghe khúc nhạc du dương của tán lá
xanh, nghe tiếng ong vo ve trên những bông hoa vừa hé và rồi có những hôm ngắm
những quả chín thơm trên cành..., tất cả những điều hiện lên rất nhanh ấy chỉ
như vừa mới thấp thoáng đây thôi.
Cây đào xù xì,
người bạn của tôi đã có lớp da mốc thếch của thời gian nhìn tôi như níu kéo, nó
nghiêng vài cành nhỏ không có lá ra chào tôi. Người bạn bé thơ nhìn tôi như
trách móc, trách một người đi xa trở về, nó hờn dỗi vươn những cánh tay dài
khẳng khiu lên đón gió ở bầu trời, nó nói với tôi nó vẫn khỏe mạnh, còn tôi thì
chợt như òa khóc bởi sự vẹn nguyên của tuổi trẻ, cây đào vẫn dáng vóc xưa, nó
cao lớn hơn tôi rất nhiều, nó có bộ rễ to sần sùi, những cành cây đầy sẹo.
Thời gian đã
trôi qua, hơn 30 năm một dáng vóc của tuổi thơ còn gọn gàng đầy đủ hiện hữu
những kỷ niệm vui buồn. Tôi cũng như nó đã đi qua bao vòng xoay cuộc sống, với
những ngày mưa ngày nắng. Bạn bè tôi đã khác xưa, tôi cũng đã khác xưa, mái tóc
có người cũng điểm màu năm tháng, chỉ duy có nụ cười, cái chất hồn nhiên của
tuổi học trò khi gặp lại vẫn còn nguyên vẹn. Trong đêm mùa đông Sa Pa lạnh tôi
trở về bên gốc cây đào trò chuyện, tôi thủ thỉ kể cho nó nghe những năm tháng
xa nhà, những truân chuyên cuộc sống mà mình đã đi qua, tôi nghe trên cành lá
những giọt sương mai lặng lẽ rơi trên mái tóc hình như nghe tôi kể cây đào già
đã tủi hờn theo tôi, nó hờn dỗi đung đưa những bàn tay khẳng khiu để một vài
cơn gió lạnh làm trở về.
Tôi vỗ nhẹ lên
thân cây với lớp rêu phong, trong tiết lạnh của cuối đông trên cây đào có vài
nụ hoa đang chầm chậm xuất hiện, có một vài nụ như muốn nói chuyện với tôi nở
ra những cánh hoa hồng hồng, cành lá đã có vài chồi non xanh biếc. Cây đào đang
nói với tôi, mùa đông sắp đi qua và mùa xuân sắp đến chúng ta lại cùng đón một
năm mới nữa, tôi mừng mừng tủi tủi, khóe mắt cứ cay cay và nói thầm với cây
đào: một mùa xuân lại đến rồi.
Nguyễn Lê Hằng
Thứ Năm, tháng 1 09, 2014
CẢM NHẬN NGÀY CUỐI ĐÔNG
NGUYỄN LÊ HẰNG – SỞ TƯ PHÁP TỈNH LÀO CAI
Ngắm những chiếc lá mải xanh từ mùa hạ
Chợt đỏ nồng nàn khi đến cuối mùa đông
Chợt đỏ lên khi nghe tiếng nàng xuân
Đang rảo bước trong cơn mưa phùn nhỏ
Bên gốc bằng lăng em ngắm màu lá đỏ
Ngắm cây theo mùa dịch chuyển thời gian
Ngắm con đường bước rộng
thênh thang
Phố đổi lá nên hàng cây đổi áo
Em bên phố nghe mùa buông chiếc lá
Cái lạnh cuối mùa neo khe khẽ hàng cây
Trong cơn gió ngược mùa thổi lạnh sáng nay
Đã rụng hết những nốt buồn ký ức
Cơn gió giao mùa theo em thao thức
Ngại ngần gì mà rối tóc của em
Diệu kỳ gì mà chiếc áo mùa xuân
Mặc cho phố một màu mới lạ
Có chiếc lá nào không chịu rời cây
Đang níu kéo giữ mùa đông ở lại
Em cùng phố ngắm sắc đông sót lại
Nghe trong lòng chiếc lá ngẩn ngơ bay
Tháng 1/2014. - NLHSTPLC
Tản mạn:
TỪ NHỮNG
CHIẾC LÁ
NGUYỄN LÊ HẰNG
Nơi em nhặt ánh nắng từ ven sông, là em nhặt nỗi nhớ
của những chiếc lá, nỗi nhớ của những
cành cây khi xa chiếc áo của mình.
Em nhặt nỗi nhớ của bãi cát ven sông, soi mình xuống
dòng sông bên trong, bên đục, ngắm đôi bờ bên lở, bên bồi đắp phù xa, ngắm
thành phố trong ngày mới tinh khôi và đâu đây tiếng nàng mùa xuân đi nhón gót
trên những mầm cây ven phố.
Ngày đầu năm, gió cong mình lên bứt nốt vài chiếc lá
vàng, bứt nốt vài nốt nhạc của mùa đông. Những hàng cây ven phố khoe lá và tỉa
gọt đi vết thời gian, vết mùa màng trên thân cây còn lại. Ven phố những chiếc
lá bàng nằm vun dưới gốc, dưới lối đi, như những nốt nhạc đỏ rực đong đầy màu
nắng gió.
Tôi dừng lại dưới tán bàng đỏ, tán cây còn như nguyên
vẹn dấu tích mùa đông, đứng nơi này tôi nghe cây kể chuyện. Không biết mình
nặng nợ điều gì mà một trái bàng khô rơi xuống tay tôi, một chiếc lá rớt nhẹ
trên vai, tôi giữ lấy cái màu sắc đỏ giữa tiết mùa xuân ấm áp, tiếng lá thì
thầm theo gió ở ven phố, tôi cười với chiếc lá bàng nắm lấy em như nắm tay một
người bạn. Cây bàng trầm tư trước gió bứng những chiếc lá đỏ thả xuống lòng
đường, theo gió hết đợt lá này đến đợt lá khác và chỉ trong phút chốc tôi đã
đứng dưới một tán cây không lá, không tiếng xào xạc, chỉ còn những cành cây
khẳng khiu khoe dáng, vươn cành.
Tôi đã gặp rất những chiếc lá bàng đỏ khi đi dọc phố,
với tôi lá bàng như người bạn vậy, tôi viết lên chiếc lá và tung theo gió hay
ép vào một cuốn sổ nhỏ.
Khi nhớ đến chiếc lá bàng tôi như nhớ về một người
bạn, những chiếc lá trước bốn mùa trú ẩn nhiều điều bí ẩn từ thiên nhiên.
Khi xuân về những búp non vươn lên như ngón tay búp
măng của em bé nõn nà phơi dưới màu nắng mới, đợi vào tháng ba cả cây bàng xanh
mướt đội nắng xòe bóng mát và đến mùa thu những tán cây bàng lá càng nhìn càng
rắn rỏi, thế rồi đợi đến một ngày của mùa đông cả cây bàng chuyển màu đỏ rực
khoe sắc bên các góc phố, con đường.
Tôi nghe thấy tiếng gió gọi mùa xuân, nắng đến từ trên
sườn núi lấp lóa, nắng nghiêng vào những nụ hoa bé xíu, gọi vài chiếc lá xanh,
những chiếc lá đỏ cuối cùng đi ngang phố xếp dưới lòng đường và trên những cành
cây đang nhận những điều kỳ diệu sinh sôi từ mùa xuân, từ những chiếc lá.
Chiều nay những chiếc lá mang tôi trở lại mùa xuân,
mang tôi ngược vào dòng ký ức, tôi viết vào nỗi nhớ những chiếc lá thời gian, chiếc lá đong đầy sự vất vả của bốn mùa
dầm sương dãi nắng.
Quy định về thời gian đăng ký thường trú vào các quận,thành phố trực thuộc trung ương
Từ 1/1/2014, cá nhân muốn đăng ký thường trú vào các quận thuộc thành phố trực thuộc TW phải có thời gian tạm trú từ 2 năm trở lên thay vì thời gian 1 năm như trước đây. Đây là một trong những điểm mới được quy định tại Luật cư trú sửa đổi năm 2013.
Mức đặt tiền thay hình phạt tạm giam
Để hướng dẫn việc đặt tiền bảo đảm thay thế biện
pháp tạm giam theo Điều 93 Bộ luật tố tụng Hình sự, liên Bộ đã ban hành Thông
tư liên tịch17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.
Theo đó,
mức tiền được đặt để đảm bảo sẽ dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội,
nhân thân, tài chính của bị can, bị cáo,… tuy nhiên mức tiền đặt không được
dưới:
- 20 triệu
đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 80 triệu
đồng đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 200 triệu
đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
Ngoài ra,
trong một số trường hợp như bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo, điều kiện kinh tế
khó khăn, là thương binh, bệnh binh, là người chưa thành niên, người có nhược
điểm về tâm thần,…mức tiền phải đặt để bảo đảm sẽ thấp hơn nhưng không dưới 1/2
mức tương ứng trên.
Thông tư
liên tịch này còn quy định cụ thể về điều kiện, trình tự thủ tục, các mẫu giấy
tờ áp dụng biện pháp đặt tiền.
Thông tư
liên tịch có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2014.
Một số điểm mới trong Hiến pháp 2013
Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013 và Nghị quyết64/2013/QH13 quy định một số điểm thi hành Hiến
pháp 2013.
Theo đó, Hiến pháp 2013 có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2014 và có nhiều điểm mới so với Hiến pháp 1992 (Chỉ giữ nguyên 7 điều,
bổ sung 12 điều mới và sửa đổi 101 điều), đương cử như:
- Chương X là quy định mới hoàn toàn về Hội đồng bầu
cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước;
- Ghi nhận
quyền sống; quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác;
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (đây là quy định tiến bộ so với Hiến pháp 1992);
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (đây là quy định tiến bộ so với Hiến pháp 1992);
Đồng thời quy định, các văn bản pháp luật ban hành
trước ngày 01/01/2014 phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới cho phù hợp với Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội, Chính phủ, Tòa án
nhân dân; ban hành mới Luật tổ chức chính quyền địa phương… phải được trình
Quốc hội xem xét thông qua chậm nhất vào tháng 10/2015.
BẠN CẦN BIẾT:
Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6
thông qua ngày 28/11/2013
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (Sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm
2013) được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 gồm 11 Chương, 120 Điều, giảm 1 Chương và 27 Điều so với
Hiến pháp năm 1992, cụ thể: Chương I, gồm 13 điều từ Điều 1 đến Điều 13 quy
định về Chế độ chính trị; Chương II, gồm 36 điều từ Điều 14 đến Điều 49 quy
định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương III, gồm
14 điều từ Điều 50 đến Điều 63 quy định về Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ và môi trường; Chương IV, gồm 5 điều từ Điều 64 đến Điều 68
quy định về Bảo vệ tổ quốc; Chương V, gồm 17 điều từ Điều 69 đến Điều 85 quy
định về Quốc hội; Chương VI, gồm 8 điều từ Điều 86 đến Điều 93 quy định về Chủ tịch
nước ; Chương VII, gồm 8 điều từ Điều 94 đến Điều 101quy định về Chính phủ ;
Chương VIII, gồm 8 điều từ Điều 102 đến Điều 109 quy định về Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân; Chương IX, gồm 7 điều từ Điều 110 đến Điều 116 quy định
về Chính quyền địa phương; Chương X, gồm 2 điều từ Điều 117 đến Điều 118 quy
định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước; Chương XI, gồm 2 điều từ
Điều 119 đến Điều 120 quy định về hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến
pháp. Hiến pháp năm 2013 được xây dựng trên cơ sở thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 . Theo đó:
Về Chế độ
Chính trị: Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là
đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung
thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy
chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với
Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm
trước Nhân dân về những quyết định của mình.Các tổ chức của Đảng và đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật...
Về Quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của
luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Mọi người có quyền bất
khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền
bảo vệ danh dự, uy tín của mình.Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,
bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Không ai được bóc mở,
kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao
đổi thông tin riêng tư của người khác. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều
kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.
Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới...
Về Bảo vệ tổ
quốc: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc
phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân;
phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần
bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải
thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh...
Về Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Uỷ
ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. Nhiệm kỳ của mỗi
khoá Quốc hội là năm năm. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc
hội khoá mới phải được bầu xong.Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai
phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định
rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc
hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng,
trừ trường hợp có chiến tranh. Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm
thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định...
Về Chủ tịch
nước: Chủ tịch nước là người đứng đầu
Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối
ngoại.Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội.Chủ tịch
nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.Nhiệm kỳ của Chủ tịch
nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp
tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. Chủ
tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch
nước giữ quyền Chủ tịch nước.Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ
tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước
mới.
Về Chính phủ:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , thực hiện
quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên
Chính phủ do Quốc hội quy định.Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết
định theo đa số. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu
trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được
giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của
Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến
khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội
bầu trong số các đại biểu Quốc hội.
Về Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân: Tòa
án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,
thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và
các Tòa án khác do luật định. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Viện
kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện
kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác
do luật định.Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của
Quốc hội. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án
khác, Viện trưởng các Viện kiểm sát khác và của Kiểm sát viên do luật định.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội
không họp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước. Chế độ báo cáo công tác của Chánh án các Tòa án khác, Viện
trưởng các Viện kiểm sát khác do luật định.
Về Chính
quyền địa phương: Chính quyền địa
phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam .
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ
chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt do luật định; Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân địa
phương, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề
của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở
địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân
ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp
hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ
ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan
nhà nước cấp trên giao; Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ
thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính
quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân cùng Nhà nước thực
hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương; Chủ tịch
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội ở
địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự
hội nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan.
Về Hội đồng
bầu cử quốc gia, Tổng kiểm toán Nhà nước: Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ
tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch và các Ủy viên. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng bầu
cử quốc gia và số lượng thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia do luật định. Kiểm
toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản
công. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc hội
bầu. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán Nhà nước do luật định. Tổng Kiểm toán Nhà nước
chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công tác trước Quốc hội;
trong thời gian Quốc hội không họp chịu trách nhiệm và báo cáo trước Ủy ban
thường vụ Quốc hội. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Kiểm toán Nhà
nước do luật định.
Theo quy định của Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày
28/11/2013 của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
thì:
- Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khóa XIII tiếp
tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV họp kỳ thứ nhất. Chủ tịch nước,
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán
nhà nước tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa XIV bầu ra các cơ quan
mới theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân được thành lập theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cơ quan nhà nước theo quy
định nêu trên thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định
trong Hiến pháp, kể từ ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có hiệu lực. Những công việc đang được cơ quan nhà nước giải quyết theo quy
định của Hiến pháp năm 1992 mà thẩm quyền này được giao cho cơ quan nhà nước
khác thực hiện theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thì phải chuyển giao cho cơ quan nhà nước đó để tiếp tục giải quyết, kể từ
ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực.
- Các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp
luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có hiệu lực phải được rà soát lại để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc sửa
đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án
nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử Hội đồng nhân dân và ban hành mới Luật tổ
chức chính quyền địa phương phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua chậm
nhất vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10 năm 2015).
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và
các cơ quan hữu quan khác của Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; kịp thời sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp; điều
chỉnh lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định
của Hiến pháp; triển khai các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo thi hành Hiến
pháp. Các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác
có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cơ quan, tổ chức và địa phương
mình, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp, bảo đảm
Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG
DẪN THI HÀNH
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG
CHỨNG
Nghị định số 04/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật công
chứng, Nghị định này
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật công chứng về
công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng và
quản lý nhà nước về công chứng. Công chứng viên phải hành nghề
chuyên trách; không được đồng thời hành nghề khác, không được kiêm nhiệm các
chức danh tư pháp như luật sư, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc
các chức danh tư pháp khác.
Điều kiện hành nghề công chứng đối với luật sư
được bổ nhiệm công chứng viên. Luật sư được bổ nhiệm công
chứng viên để hành nghề công chứng thì khi làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn
phòng công chứng hoặc bổ sung thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng hoặc
ký hợp đồng làm việc với Văn phòng công chứng phải có xác nhận của Ban chủ
nhiệm Đoàn luật sư về việc đã rút tên khỏi danh sách thành viên của Đoàn
luật sư và giấy tờ chứng minh đã chấm dứt hành nghề luật sư.
Việc chấm dứt hành nghề luật sư được thể hiện bằng một trong các giấy tờ
sau đây:
Giấy xác nhận đã nộp lại Giấy đăng ký hành nghề luật sư
cho cơ quan đã cấp giấy đó đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Giấy xác nhận đã nộp lại Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng luật sư hoặc Công
ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho cơ quan đã cấp đối với
luật sư thành lập Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một
thành viên; Giấy xác nhận đã rút tên khỏi danh sách thành viên Công
ty luật hợp danh hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đối
với luật sư là thành viên Công ty luật hợp danh hoặc thành viên sáng lập Công ty luật
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Giấy
xác nhận đã chấm dứt tư cách thành viên trong Công ty luật trách nhiệm hữu
hạn một thành viên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đối
với luật sư là thành viên góp vốn trong Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành
viên hoặc Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Giấy xác
nhận đã chấm dứt hợp đồng làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư đối
với luật sư làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư.
Miễn nhiệm công chứng viên: Các trường hợp miễn nhiệm công
chứng viên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 20 Luật
công chứng. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm công chứng viên được thực hiện theo
quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20 Luật công chứng. Hồ sơ
đề nghị miễn nhiệm công chứng viên là 01 bộ, được nộp trực tiếp tại bộ phận
tiếp nhận hồ sơ cơ quan Bộ Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp,
ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên”. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi Thẻ công chứng viên đối với công
chứng viên đã bị miễn nhiệm. Trình tự, thủ tục thu hồi Thẻ được thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Việc đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Khoản
3 Điều 27 Luật công chứng. Hồ sơ đăng ký hoạt động Văn
phòng công chứng bao gồm: Đơn đăng ký
hoạt động theo mẫu; Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng đáp
ứng điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này; Trong
trường hợp trụ sở là nhà thuê, mượn thì phải kèm theo hợp đồng thuê, mượn nhà có thời
gian tối thiểu là năm năm kể từ ngày làm thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng
công chứng; Giấy tờ chứng minh nơi đăng ký thường trú tại địa bàn
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng công chứng của
công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên là thành viên
hợp danh của Văn phòng công chứng đối với Văn phòng công chứng do
hai công chứng viên trở lên thành lập. Số lượng hồ sơ là 01 bộ, được
nộp trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến bộ phận tiếp nhận hồ sơ của
Sở Tư pháp, ngoài bì ghi rõ “Hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng”.
Phí, lệ phí trong hoạt động công chứng: Mức thu phí công chứng được áp
dụng thống nhất đối với Phòng công chứng và Văn phòng công chứng trong phạm vi
toàn quốc. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu,
chế độ quản lý, sử dụng phí công chứng. Bộ Tài chính quy định phí bồi
dưỡng nghiệp vụ công chứng, lệ phí thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công
chứng viên, lệ phí cấp thẻ công chứng viên, lệ phí cấp Giấy đăng ký hoạt động
Văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật phí và lệ phí.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý nhà nước về
công chứng:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về
công chứng tại địa phương theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Luật công chứng và
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 12,
Khoản 3 Điều 15, Khoản 1 Điều 16 Nghị định này và các nhiệm vụ, quyền hạn khác
theo quy định của pháp luật. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương. Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2013 và thay thế Nghị
định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng. Bãi bỏ
các quy định về tổ chức và hoạt động công chứng tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP
ngày 08 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. Bãi bỏ quy định tại Điểm 1.a Khoản 10 Điều 2 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27
tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.Bãi bỏ quy
định tại Điểm g Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm
2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Nguyễn Lê Hằng
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)