Thứ Sáu, tháng 10 25, 2013

Những cái chết và nhân cách: 


Ba trẻ sơ sinh tử vong tại Quảng Trị: Do tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung

(LĐ) - Số 247 - Thứ sáu 25/10/2013 06:50
    Theo nguồn tin riêng của Báo Lao Động, cơ quan chức năng đã đưa ra kết luận ban đầu về nguyên nhân tử vong của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắcxin viêm gan B ngày 20.7 tại BV Đa khoa Hướng Hóa (Quảng Trị).
    Thời điểm tiêm chủng, BV mất điện nên nhân viên tiêm chủng đã dùng điện thoại soi tìm vắcxin. Do ở đây, vắcxin được bảo quản chung với thuốc gây co tử cung Oxytocin nên thay vì lấy vắcxin viêm gan B, họ đã lấy nhầm thuốc gây co tử cung tiêm cho 3 cháu bé.

    Vì thế, 3 ca tử vong đều giống nhau. Điều này được làm rõ khi cơ quan chức năng lấy thuốc còn lại trong xilanh đã tiêm cho các cháu và kiểm tra.

    Sai phạm thứ hai, khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, nhân viên y tế đã không đưa vào phòng tiêm riêng cho trẻ mà vẫn để ở phòng tiêm cho người lớn.

    Hiện nay, cơ quan công an đã quyết định khởi tố vụ án để làm rõ việc hai nhân viên y tế BV Đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị sơ ý vô trách nhiệm, vi phạm quy định an toàn tiêm chủng dẫn đến chết người.


    Thứ Sáu, 25/10/2013 13:21 (GMT+7)

    Nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân, khó xử lý Nguyễn Mạnh Tường tội giết người

    GiadinhNet- Tính đến 12 giờ ngày 25/10, lực lượng chức năng và gia đình vẫn chưa tìm thấy thi thể của chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) bị chủ cơ sở Thẩm mỹ Cát tường ném xuống sông Hồng. Nhiều chuyên gia pháp lý nhận định, nếu không tìm kiếm được thi thể nạn nhân, CQĐT khó có thể khởi tố ông chủ thẩm mỹ Cát Tường về tội “giết người”.

    Nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân, khó xử lý Nguyễn Mạnh Tường tội giết người 1
    Đội thợ lặn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân (ảnh chụp sáng ngày 25/10)
    Nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân
    Bắt đầu từ 19 giờ ngày 24/10, một đội thợ lặn chuyên nghiệp đã lặn sâu xuống khu vực Nguyễn Mạnh Tường chỉ là đã ném xác chị Lê Thanh Huyền xuống sông. Đây là những thợ lặn đến từ Trường Trung cấp nghề Giao thông Vận tải, chi phí thuê được tập thể cán bộ công nhân viên Bệnh viện Bạch Mai đóng góp. Trong nhiều giờ đồng hồ, các thợ lặn chuyên nghiệp đã tiến hành rà đi rà lại, dùng móc câu dài để tìm xác nạn nhân nhưng vẫn chưa phát hiện. Khoảng 23 giờ cùng ngày, việc tìm kiếm của đội thợ lặn tạm dừng, họ neo thuyền ngủ lại sát bờ sông Hồng. Đến 10 giờ  ngày 25/10, đội lặn lại tiếp tục công việc tìm kiếm thi thể của nạn nhân quanh mố cầu. Song song với công việc của đội thợ lặn, gia đình nạn nhân cũng thuê 6 tàu, thuyền đánh cá liên tục rà tìm trên sông, địa bàn tìm kiếm đã mở rộng ra tới tận các cửa sông ở Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình nhưng vẫn chưa có tín hiệu khả thi.
    Trước những khó khăn trong công tác tìm kiếm thi thể chị Huyền, nhiều ý kiến băn khoăn liệu Nguyễn Mạnh Tường có bị xử lý về tội “giết người”? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Dương Kim Sơn (Đoàn Luật sư Hà Nội) xung quanh căn cứ pháp lý xử lý Nguyễn Mạnh Tường. Theo luật sư Sơn, để xác định được chính xác tội danh của Tường, ngoài lời khai của các bị can thì cần phải có kết quả giám định pháp y. Nếu kết quả giám định pháp y phát hiện trong ngực, bụng nạn nhân có nước thì Nguyễn Mạnh Tường sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “giết người” theo quy định tại Khoản 1 (Điều 93, BLHS) với tình tiết tăng nặng là “giết người để che giấu tội phạm khác” và “giết người vì động cơ đê hèn”. Nếu bị truy tố ở khung hình phạt này, Tường có thể bị mức án cao nhất là tử hình.
    Nếu không tìm thấy thi thể nạn nhân, khó xử lý Nguyễn Mạnh Tường tội giết người 2
    Luật sư Dương Kim Sơn: "Sẽ khó xử lý bị can Tường tội giết người nếu không tìm thấy xác"
    Không tìm thấy xác, khó có thể xử lý tội giết người
    Trong trường hợp không tìm thấy xác nạn nhân, CQĐT không thể giám định pháp y thì việc xác định tội của Tường sẽ được căn cứ trên lời khai của những nhân viên làm việc trong cơ sở Thẩm mỹ viện Cát Tường và các nguồn tài liệu liên quan. Khi đó, nếu lời khai của Tường và các đồng phạm là đúng, bị can Tường sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp" được quy định tại Điều 99 (BLHS), với mức phạt tù từ 1-6 năm; đồng thời có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm. Hoặc tội “vi phạm quy định về khám, chữa bệnh theo Điều 242 (BLHS). Do đó, cần thiết phải tìm được thi thể nạn nhân thì mới xác định được nạn nhân chết trước hay sau khi bị ném xuống sông, từ đó mới xác định chính xác được tội danh của ông Tường.
    "Có thể nói, việc tìm được thi thể nạn nhân là rất quan trọng trong việc xác định tội danh và khung hình phạt đối với Tường và đồng bọn. Trong trường hợp không tìm thấy xác, kết quả điều tra chỉ dựa vào lời khai, nhận tội của Tường thì CQĐT khó khởi tố bị can này về tội giết người"- luật sư Sơn nhấn mạnh.



    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét